Vạn Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No.
671
Phật Nói Kinh Tứ Thập Nhị Chương
Hậu Hán, Sa-môn
Ca Diếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan Đồng Dịch
Thanh, Tục Pháp
Thuật
Thánh Tri Phỏng Việt Dịch
Lời Tựa
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh
được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung Quốc và Việt Nam từ
xưa đến nay. Tại sao thế? Bởi vì Kinh này chứa đầy những lời dạy hay, ngắn gọn,
dễ hiểu, và cần thiết, được đề cập ở trong các hệ Kinh A-Hàm và Nikaya để nhằm
nhắc nhở và khuyến khích những người xuất gia biết cách tu và sống đúng Phạm hạnh.
Đặc biệt Kinh này cảnh tỉnh người xuất gia khá nhiều về ái dục. Phải chăng mục
đích của các Tổ soạn bài Kinh này là vì muốn chấn hưng Phật giáo và chỉnh đốn
hàng ngũ tăng chúng trong những thời loạn đương thời?
Ví dụ như lời dạy ở chương 1:
“Phật dạy từ bỏ
người thân đi xuất gia, tâm thức thông suốt tận nguồn gốc (Bản Tâm), thấu rõ
pháp Vô Vi, nên được gọi là Sa-môn. Họ thực hành 250 giới, khi tiến khi ngưng đều
ở trong sự thanh tịnh, thực hành đạo hạnh của bốn Chân Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo),
thành A-la-hán. […] Đoạn trừ ái dục cũng như chặt đứt tứ chi, không còn dùng lại
nữa.
Hoặc chương 2:
“Phật dạy cạo bỏ râu tóc làm bậc Sa-môn, là người thọ nhận Đạo
Pháp, từ bỏ tiền của thế gian, đi khất thực chỉ nhận đủ dùng, giữa ngày ăn một
bữa, nghỉ dưới gốc cây một đêm. Hãy thận trọng đừng có nhiều lần, vì ái dục khiến
cho con người bị ngu mê.
Hoặc
chương 17:
“Phật dạy người
ôm giữ lòng ái dục thì chẳng thấy được Đạo, giống như nước lắng trong mà lấy
tay khuấy lên, thì mọi người cùng đến nhìn xuống nước chẳng thấy được bóng hình
của họ. Người bị ái dục xáo trộn, làm cho cấu bẩn trong tâm nổi dậy, nên không
thấy được Đạo. Những bậc Sa-môn các Thầy phải xả bỏ ái dục, sự dơ bẩn của ái dục
sạch hết rồi thì Đạo mới có thể thấy được vậy.”
Hoặc chương 26:
“Phật dạy ái dục
đối với người cũng giống như cầm bó đuốc mà đi ngược gió, tất sẽ có họa cháy
tay. Thiên thần hiến ngọc nữ cho Phật, muốn làm loạn tâm ý của Phật. Phật dạy:
“Những túi da bọc các đồ dơ bẩn kia, các ngươi đến làm gì? Hãy đi! Ta không cần.”
Thiên thần càng thêm kính trọng, nhân đó hỏi về ý đạo. Phật giải nói xong thì
thiên thần liền đắc được quả Tu-đà-hoàn.”
Như vậy cho thấy chư Tổ thời xưa đã
trích chọn những lời hay ý đẹp của Phật trong kho tàng Kinh Điển Phật Giáo để
toát yếu làm ra bài Kinh Tư Thập Nhị Chương này, hầu giảng dạy cho những người
xuất gia biết rõ đường lành, giữ Phạm hạnh thanh tịnh, và đi trên con đường
giác ngộ giải thoát. Khi trích chọn và toát yếu ra những lời dạy của Phật trong
các Kinh khác như A-Hàm và Nikaya để tạo thành bài Kinh này thì vừa đúng 42
câu. Có lẽ do vậy mà các ngài gọi đây là Kinh Bốn Mươi Hai Chương, chứ không có
tên gì đặc biệt. Giả như lúc trích chọn mà ít hơn hay nhiều hơn thì có lẽ bài
này sẽ được gọi đúng theo số trích chọn đó mà không phải là Bốn Mươi Hai
Chương.
Thêm nữa và rõ ràng hơn hết là vào cuối thời
Bắc Tông, đầu thời Nam Tông có Thiền Sư Thủ Toại chú giải Phật Tổ Tam Kinh (Kinh
Phật Nói Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo, và Quy Sơn Cảnh Sách), để làm kim chỉ
nam và căn bản nhập môn cho người học thiền vào thời bấy giờ. Cho thấy tầm quan
trọng và sự lợi ích to lớn của kinh này đối với những vị xuất gia học đạo.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương được dịch và chú
giải bởi những vị học giả danh tiếng qua nhiều thời đại sau đây:
1.
Đại
Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Vol. 17, No. 784. Hậu Hán, Ca Diếp Ma Đằng Cộng
Pháp Lan Dịch.
2.
Đại
Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Vol. 39, No. 1794. Tống, Chân Tông Hoàng Đế Chú.
3.
Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh, Vol. 37, No. 669. Tống, Thủ Toại Chú;
Minh, Liễu Đồng Bổ Chú.
4.
Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh, Vol. 37, No. 670. Minh, Trí Húc Trứ.
5.
Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh, Vol. 37, No. 671. Thanh, Tục Pháp Thuật.
6.
Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh, Vol. 37, No. 675. Minh, Đạo Bái Thuật.
7.
Phật Tổ Tam Kinh, (Bản Biệt Hành, nhưng Kinh Tứ Thập Nhị
Chương được dùng để chú giải ở Vạn Tạng Vol. 37, No. 669, bởi ngài Liễu Đồng thời
Minh). Tống, Thiền Sư Thủ Toại chú.
Dựa trên những bản dịch giải trên thì
Kinh Tứ Thập Nhị Chương được chia ra làm hai bản chính. Một là Tứ Thập Nhị Chương Kinh trong Đại Chánh
Tân Tu Đại Tạng Kinh, Vol 17, No. 784 vào thời Hậu Hán. Đây là bản dịch được
cho là sớm và xưa nhất trong các bản dịch của Kinh Tứ Thập Nhị Chương; và cũng
như là một trong những bài kinh được dịch và truyền sang Trung Quốc đầu tiên.
Tuy nhiên bản này có lẽ vì đã trãi qua nhiều triều đại từ thời Hậu Hán đến thời
Bắc Tống, sự sao chép khắc in không được tốt nên văn từ thô sơ và rời rạc, khiến
cho khó hiểu, nên không được phổ biến rộng rãi. Còn bản thứ hai, Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương Kinh là của
Thiền Sư Thủ Toại vào thời Bắc Tống chú giải thì được lưu thông rộng khắp. Qua
lăng kính của Thiền và văn phong đời Tống nên ngài đã trau chuốt khiến cho bài
kinh không những không mất đi ý chính và mục đích, mà còn làm cho bài kinh thêm
phần sáng tỏ, lưu loát, thích đáng, và phù hợp với thời đại lúc bấy giờ. Có lẽ
chính vì vậy mà bản của ngài dịch và chú giải được lấy làm tài liệu học hỏi
nghiên cứu của các Tồng Lâm Tự Viện từ đó đến nay ở Trung Quốc cũng như ở Việt
Nam. Thật vậy, các ngài Liễu Đồng, Đạo Bái, Trí Húc, và Tục Pháp đều dùng bản dịch
của ngài Thủ Toại mà chú giải.
Ở Việt Nam cũng có nhiều bản dịch và chú
giải Kinh Tứ Thập Nhị Chương mà đa phần là dùng bản dịch của Thiền Sư Thủ Toại.
Hòa Thượng Trí Quang ở Việt Nam có dịch cả hai bản A và B sang tiếng Việt. Bản
là A tức là bản số 784 trong Chánh Tạng thời Hậu Hán và bản B tức là của ngài
Thủ Toại vào thời Tống. Hòa Thượng cho rằng bản chú giải của Tống Chân Tông
Hoàng Đế là hỗn hợp giữa bản A và B. Hòa Thượng trọng bản A hơn là bản B vì sự
nguyên hữu của nó, còn bản B thì dựa và sửa từ bản A mà thành, nhưng sửa theo ý
riêng và ngữ khí Thiền Tông nhiều quá. Rất thông hiểu và đồng ý với Hòa Thượng
về sự trọng bản A hơn vì sự nguyên sơ, và bản B thì dựa sửa từ bản A mà thành,
cũng như tâm ý của Hòa Thượng muốn người Việt chúng ta lưu tâm và nghiên cứu
thêm bản A. Song, như đã trình bài, ngài Thủ Toại dùng lăng kính của một vị Thiền
Sư Ngộ Đạo, cũng như văn chương phong phú của thời Tống mà trau chuốt cho bài
kinh được sáng tỏ, lưu loát, thích đáng, và phù hợp với thời đại lúc bấy giờ
(thời hưng thịnh của Thiền tông) thì không có gì là quá đáng. Hơn nữa bản của
ngài vẫn không mất ý chính của Kinh, không sai với lời Phật dạy, và không trái
mục đích lưu truyền kinh này; đó là khuyên nhắc người xuất gia phải biết tu, sống
đúng với Phạm hạnh, và lấy đó làm kim chỉ nam cho đời tu của mình.
Cũng chính vì nghĩa này mà tất cả sự
nghi vấn và tranh luận về sự hình thành, xuất xứ, niên đại, do ai sáng tác v.v…
hoàn toàn đều là việc đi quanh vấn đề, uổng phí thời gian, và không cần thiết.
Kinh này có từ thời Hậu Hán cũng được, mà sau thời Hậu Hán cũng được. Kinh này
do hai ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan dịch cũng được hay do người khác dịch
cũng được. Kinh này được truyền vào Trung Quốc đầu tiên cũng được mà không phải
cũng được. Cái quan trọng là chúng ta học hỏi được những gì, làm theo được bao
nhiêu, và gặt hái được những kết quả tốt đẹp và lợi ích gì từ bài Kinh này? Bởi
giác ngộ giải thoát là đi bằng con đường Đạo Học chứ chẳng phải Triết Học vậy.
Hãy để những nhà lịch sử và triết học gia nghiên cứu các vấn đề và nghi vấn
trên. Còn riêng mình là những người Tu Đạo Hành Đạo thì phải theo lời dạy trong
Kinh để biết tu, biết sống đúng với Phạm hạnh, và biết cách đối nhân sử thế.
Đây mới chính là việc cần thiết, cấp bách, đáng và nên làm vậy! Nay xin trích dẫn
vài Chương trong bài Kinh này để sáng tỏ vậy.
Trong Chương 9 có dạy:
“Phật dạy rộng
nghe và đắm say đạo lý thì Đạo tất khó lãnh hội được. Giữ vững quyết tâm mà
hành đạo, thì Đạo ấy rất lớn.”
Hoặc Chương 15:
“Có vị Sa-môn hỏi
Phật: ‘Bạch đức Thế Tôn, cái gì là Thiện? Cái gì là lớn nhất?’ Phật đáp: ‘Thực
hành Đạo và giữ lẽ chân thật là Thiện. Chí cùng Đạo tương ưng là Đại.’”
Hoặc Chương 27:
“Phật dạy làm
người tu Đạo như khúc gỗ dưới nước, theo dòng nước mà đi, không chạm vào hai bờ,
không bị người vớt lấy, không bị quỷ thần ngăn trở, không bị nước xoáy làm ngừng
lại, cũng không bị mục nát. Ta bảo đảm khúc gỗ ấy quyết định sẽ vào được biển.
Người học Đạo không bị tình dục làm mê hoặc, không bị các thứ tà ngụy quấy nhiễu,
tinh tiến theo Đạo Vô Vi, thì Ta bảo đảm người đó tất sẽ đắc Đạo.”
Hoặc Chương 41:
“Phật dạy phàm
người tu Đạo như con trâu mang đồ nặng đi trong bùn sâu, mệt mỏi đến đâu cũng
không dám ngoái nhìn phải trái, ra khỏi bùn lầy rồi mới có thể nghỉ ngơi thư thả.
Bậc Sa-môn phải nên quán xét tình dục còn hơn bùn lầy. Trực thẳng ngay nơi Tâm
mà niệm Đạo thì mới có thể thoát khổ vậy.”
Bản Việt dịch này được trích ra từ Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No. 671 của ngài Tục Pháp làm bài
Thuật vào đời nhà Thanh, Trung Quốc. Vì sao chúng tôi lại chọn bản dịch này? Vốn
không có vì sao hết, vì vốn không có chọn lựa, chẳng qua nhân duyên đưa đẩy tìm
được bản này, rồi thuận tiện lấy mà dịch thôi. Bởi mục đích dịch là để học mà
tu vậy, nhưng cũng là để chia sẽ và góp thêm cho kho tàng Kinh Tạng Việt Nam được
phong phú hơn, vì bản này chưa thấy ai dịch sang Tiếng Việt. Như đã nói qua, phần
đông các bản được lưu hành ở Việt Nam là của ngài Thủ Toại. Bản dịch này thì rất
giống bản chú giải của Tống Chân Tông Hoàng Đế, nhưng vẫn có những câu thiền ngữ
giống bản chú giải của ngài Thủ Toại.
Kho tàng kinh sách Phật giáo quá rộng lớn,
lời dạy của Phật của Tổ quá siêu xuất, chữ Hán lại quá bao hàm và cô động, nên
dịch Kinh từ chữ Hán sang Việt là việc làm quá sức khó khăn cho kẻ mù chữ như
chúng tôi đây. Nếu không nhờ nghiệp dư của đời trước thích thú nơi Kinh Điển, dịch
thuật, chữ Hán và sự quyết tâm học hỏi trong hiện tại thì không sao yên lòng
kiên nhẫn ngồi dầy công mò tra Từ Điển Hán-Việt từng chữ một, cũng như sự trợ
giúp của các Kinh sách, chú giải, dịch thuật khác để hoàn thành bản dịch này được.
Vậy bản dịch này chắc sẽ có chỗ sai sót lỗi lầm; kính mong các bậc tiền bối đi
trước, các vị thiện tri thức, và quý học giả gần xa thương tình góp ý chỉ dạy
thêm cho.
Kính cảm niệm công ơn sâu dầy của đức Thế
Tôn Thích Ca Mâu Ni đã từ bi thị hiện nơi đời để thắp sáng những tâm hồn u tối,
cũng như chư vị Tổ Sư đã bỏ sương máu để giữ gìn và truyền dạy những Kinh sách
quý báo này đến tận ngày nay và mai sau nữa. Thành tâm cảm niệm công ơn giáo dưỡng
của Tôn Sư Thượng Minh Hạ Điền đã dẫn dắt và làm chỗ nương tựa tinh thần cho
chúng con trên con đường tu giác ngộ giải thoát. Thâm ân cao cả của các ngài
chúng con khó đáp đền, chỉ nguyện y giáo phụng hành và tiếp tục gìn giữ pháp bảo
cho đời sau để đáp đền ân trọng.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thánh Tri Kính Viết
Cuối Thu 2016
San Antonio, TX, Hoa Kỳ
Vạn Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No.
671
Phật Nói Kinh Tứ Thập Nhị Chương
Hậu Hán Sa Môn
Ca Diếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan Đồng Dịch
Thanh, Tục Pháp
Thuật
Thánh Tri Phỏng Việt dịch
VIỆT
Phần Sơ Tựa
Lúc
bấy giờ khi Đức Thế Tôn đã thành Đạo, ngài tư duy như vầy: “Ly dục được tịch tịnh, là điều tối thắng.” Ngài trụ trong đại thiền
định, chế phục các ma đạo, chuyển bánh xe Pháp, độ thoát chúng sanh. Ở trong vườn
Lộc Uyển, chuyển bánh xe Pháp Tứ Đế, độ Kiều Trần Như cùng năm người, đều chứng
Đạo quả. Lại có các vị Tỳ Kheo còn những chỗ nghi ngờ, cầu Phật chỉ dạy điều
nào nên tiến điều nào nên ngưng. Đức Thế Tôn truyền dạy, ai nấy cũng được khai
ngộ, chấp tay kính vâng và nương theo lời Phật dạy.
Phần Hai Chánh Tông
Lúc
bấy giờ Thế Tôn, giảng nói Kinh Bốn Mươi Hai Chương.
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả
Phật
dạy từ bỏ người thân đi xuất gia, tâm thức thông suốt tận nguồn gốc (Bản Tâm),
thấu rõ pháp Vô Vi, nên được gọi là Sa-môn. Họ thực hành 250 giới, khi tiến khi
ngưng đều ở trong sự thanh tịnh, thực hành Đạo hạnh của bốn Chân Đế (Khổ, Tập,
Diệt, Đạo), thành A-la-hán. A-la-hán là bậc có thể phi hành, biến hóa, mạng sống
lâu dài nhiều kiếp, khi an trụ thì trời đất rung chuyển. Thứ đến là A-na-hàm.
A-na-hàm là bậc khi tuổi thọ hết, Giác
Linh1 các ngài sinh lên cõi trời thứ mười chín, chứng quả A-la-hán.
Thứ đến là Tư-đà-hàm. Tư-đà-hàm là bậc chỉ còn một lần sanh lên (cõi Trời) và một
lần trở lại (cõi Người) là đắc quả A-la-hán. Thứ đến là Tu-đà-hoàn. Tu-đà-hoàn
là bậc còn bảy lần sinh bảy lần tử nữa mới chứng quả A-la-hán. Đoạn trừ ái dục
cũng như chặt đứt tứ chi, không còn dùng lại nữa.
Chương 2: Rõ Lý Đạo Cao
Phật
dạy người Sa-môn xuất gia đoạn dục dứt ái, nhận biết nguồn tâm của mình, thông
đạt giáo lý sâu xa của Phật, tỏ ngộ pháp Vô Vi, trong không sở đắc, ngoài không
sở cầu, tâm không bị trói buộc nơi Đạo, cũng không kết nghiệp, không nghĩ nhớ,
không tạo tác, chẳng tu chẳng chứng, không trải qua các quả vị mà tự cao tột,
đó gọi là Đạo!
Chương 3: Cạo Bỏ Râu Tóc Giữ Đạo Thanh Tịnh
Phật
dạy cạo bỏ râu tóc làm bậc Sa-môn, là người thọ nhận Đạo Pháp, từ bỏ tiền của
thế gian, đi khất thực chỉ nhận đủ dùng, giữa ngày ăn một bữa, nghỉ dưới gốc
cây một đêm. Hãy thận trọng đừng có nhiều lần, vì ái dục khiến cho con người bị
ngu mê.
Chương 4: Chuyển Ác Thành Thiện
Phật
dạy chúng sanh lấy mười việc làm thiện, cũng lấy mười việc làm ác. Những gì là
mười? Thân ba, Miệng bốn, Ý ba. Thân có ba là sát, đạo, dâm. Miệng có bốn là
nói hai lưỡi, nói lời ác, nói dối, và nói thêu dệt. Ý có ba là tham, sân, si.
Mười việc như thế, không thuận với Thánh Đạo, nên gọi là Mười Hạnh Xấu. Nếu
ngưng dứt mười hạnh xấu đó thì gọi là Mười Hạnh Tốt vậy.
Chương 5: Sửa Lỗi Tội Diệt
Phật
dạy người có nhiều việc lỗi lầm mà không tự hối, lại không chịu ngưng cái tâm ấy
đi, thì lỗi lầm kéo đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng. Nếu
người có lỗi lầm tự biết sai trái, nên sửa ác làm lành thì tội tự tiêu diệt như
bệnh mà được ra mồ hôi thì từ từ cũng thuyên giảm hết vậy.
Chương 6: Nhịn Ác Đừng Sân
Phật
dạy người ác nghe có người làm việc thiện thì cố đến quấy rối nhiễu loạn. Nếu
thế thì các Thầy hãy tự chế ngự, không nên giận trách. Bởi vì kẻ làm ác kia phải
tự nhận lấy điều ác. Còn cái hương thơm của phước đức luôn ở bên người làm thiện
này vậy!
Chương 7: Mắng Phật Chiêu Họa
Phật
dạy có người nghe Ta giữ Đạo, hành hạnh đại nhân từ, cố ý đến mắng Ta. Ta lặng
yên không đáp. Mắng ngưng rồi, Ta hỏi: “Ông
đem lễ vật biếu người, người kia không nhận, thì lễ vậy ấy có trở về ông
chăng?” Đáp rằng: “Trở về!” Phật
nói: “Nay ông mắng Ta, Ta cũng không nhận,
thì ông tự mang họa về thân ông vậy, như vang ứng theo tiếng, như bóng hiện
theo hình, cuối cùng cũng không tránh khỏi được, vậy hãy cẩn thận chớ đừng làm
ác.”
Chương 8: Hại Người Tức Hại Mình
Phật
dạy người ác hại người hiền như ngửa mặt lên trời mà nhổ nước miếng, nước miếng2 không tới trời
mà trở lại mặt mình; hoặc như ngược gió tung bụi, bụi không đến chỗ khác mà trở
lại làm dơ thân mình. Người hiền không thể hại được mà họa tất sẽ ngập chìm
mình.
Chương 9: Vững Chí Ngộ Đạo
Phật
dạy rộng nghe và đắm say Đạo lý thì Đạo tất khó lãnh hội được. Giữ vững quyết
tâm mà hành đạo, thì Đạo ấy rất lớn.
Chương 10: Tùy Hỷ Giúp Người Bố Thí Được
Phước
Phật
dạy thấy người tu Đạo Bố Thí mà hoan hỷ trợ giúp thì được phước rất lớn. Sa-môn
hỏi Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, Phước
đó có hết chăng?” Phật đáp rằng: “Ví
như lửa của một cây đuốc, mấy trăm ngàn người, mỗi người đều đem bó đuốc đến,
chia nhau lấy lửa để nấu ăn, trừ tối (soi sáng), mà lửa của ngọn đuốc kia vẫn y
như cũ (không hết), phước ấy cũng như vậy.”
Chương 11: So Sánh Ruộng Phước
Phật
dạy đãi trăm người ác3 ăn
không bằng đãi một người thiện ăn. Đãi ngàn người thiện ăn không bằng đãi một
người trì năm giới ăn. Đãi cho vạn người ngũ giới ăn không bằng cúng dường cho
một vị Tu-đà-hoàn ăn. Cúng dường cho trăm vạn vị Tu-đà-hoàn ăn không bằng cúng
dường cho một vị Tư-đà-hàm ăn. Cúng dường cho ngàn vạn vị Tư-đà-hàm ăn không bằng
cúng dường cho một vị A-na-hàm ăn. Cúng dường cho một ức vị A-na-hàm ăn không bằng
cúng dường cho một vị A-la-án ăn. Cúng dường cho mười ức vị A-la-hán ăn không bằng
cúng dường cho một vị Bích Chi Phật ăn. Cúng dường cho trăm ức vị Bích Chi Phật
ăn không bằng cúng dường cho một vị Phật trong ba đời chư Phật ăn. Cúng dường
cho ngàn ức chư Phật trong ba đời chư Phật ăn không bằng cúng dường cho một vị
vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng ăn.
Chương 12: Kính Trọng Cha Mẹ Để Bày Tỏ Đạo
Hiếu
Phật
dạy người phàm thờ phụng trời đất quỷ thần, không bằng hết lòng phụng dưỡng cha
mẹ, bởi cha mẹ hơn hẳng quỷ thần vậy!
Chương 13: Biết Rõ Cái Khó Mà Cố Gắng Làm
Phật
dạy người ta có hai mươi điều khó:
1.
Bần cùng bố thí là khó
2.
Giàu sang học đạo là khó
3.
Quên mình quyết chết là khó
4.
Được thấy Kinh Phật là khó
5.
Sanh ra gặp đời có Phật là khó
6.
Nhẫn sắc nhẫn dục là khó
7.
Thấy tốt không cầu là khó
8.
Có thế lực không cậy quyền là khó
9.
Bị
nhục không sân là khó
10. Gặp việc không quan tâm là khó
11. Học rộng suy xét sâu xa là khó
12. Trừ hết tánh ngã mạn là khó
13. Không khinh người chưa học là khó
14. Thực hành tâm bình đẳng là khó
15. Không nói thị phi là khó
16. Gặp thiện tri thức là khó
17. Học Đạo Kiến Tánh là khó
18. Tùy duyên hóa độ người là khó
19. Thấy cảnh chẳng động là khó
20. Khéo biết phương tiện là khó
Chương 14: Sạch Tâm Thấy Đạo Đoạn Dục Biết
Đời Trước
Có vị
Sa-môn hỏi Phật: “Bạch đức Thế Tôn, do
nhân duyên gì mà biết được mạng thân đời trước và lãnh hội được cái Đạo Tối Thượng
đó?”
Phật
đáp: “Sạch Tâm bền chí có thể lãnh hội được
cái Đạo Tối Thượng, giống như lao gương hết dơ thì sáng hiện. Đoạn dục không cầu
thì sẽ biết được mạng thân đời trước.”
Chương 15: Hành Thiện Chí Lớn
Có vị
Sa-môn hỏi Phật: “Bạch đức Thế Tôn, cái
gì là Thiện? Cái gì là lớn nhất?”
Phật
đáp: “Thực hành Đạo và giữ lẽ chân thật
là Thiện. Chí cùng Đạo tương ưng là Đại.”
Chương 16: Nhẫn Mạnh Tâm Sáng
Có vị
Sa Môn hỏi Phật: “Bạch đức Thế Tôn, cái
gì mạnh nhiều? Cái gì sáng nhất?”
Phật
đáp: “Nhẫn nhục mạnh nhiều, vì không ôm
giữ điều ác, lại thêm an ổn khỏe mạnh4.
Người nhẫn không ác tất được người đời kính trọng. Sự dơ bẩn của tâm diệt hết, sạch5 không còn
dơ, đó là sáng nhất. Từ khi chưa có trời đất cho tới ngày nay, những gì sở hữu
trong mười phương, không gì là không thấy, không gì là không biết, không gì là
không nghe, được Nhất Thiết Trí, có thể gọi là Sáng vậy.”
Chương 17: Gạn Đục Thấy Đạo
Phật
dạy người ôm giữ lòng ái dục thì chẳng thấy được Đạo, giống như nước lắng trong
mà lấy tay khuấy6 lên, thì
mọi người cùng đến nhìn xuống nước chẳng thấy được bóng hình của họ. Người bị
ái dục xáo trộn, làm cho cấu bẩn trong tâm nổi dậy, nên không thấy được Đạo. Những
bậc Sa-môn các Thầy phải xả bỏ ái dục, sự dơ bẩn của ái dục sạch hết rồi thì Đạo
mới có thể thấy được vậy.
Chương 18: Hết Tối Còn Sáng
Phật
dạy người thấy Đạo thì giống như cầm bó đuốc vào trong nhà tối, cái tối kia liền
hết, chỉ còn lại cái sáng. Học Đạo mà thấy Đế (Chân Đế) thì vô minh liền dứt,
trí sáng thường còn.
Chương 19: Chân Tướng Không Tướng
Phật dạy Pháp của Ta, Niệm, không niệm, niệm; Hành,
không hành, hành; Nói, không nói, nói; Tu, không tu, tu. Kẻ lãnh hội được thì gần
mà người mê thì xa lắm ôi! Đường ngôn ngữ dứt, chẳng bị vật gì ràng buộc. Sai
đi mảy may ắt mất trong khoảnh khắc.
Chương 20: Quán Thấu Thì Đắc Đạo
Phật
dạy quán trời đất biết nó vô thường, quán thế giới biết nó vô thường, quán Linh
Giác tức là Bồ Đề, hiểu biết được như thế thì đắc Đạo mau chóng vậy.
Chương 21: Trừ Ngã Thành Không
Phật
dạy nên nghĩ tới bốn đại trong thân, mỗi đại đều tự có tên, nhưng chúng đều
không có cái ‘Ta’. Đã không có cái Ta thì chúng đều như huyễn hóa mà thôi.
Chương 22: Cầu Danh Hại Thân
Phật
dạy người theo dục vọng để truy cầu danh tiếng, khi danh tiếng vẻ vang thì thân
đã chết rồi! Ham danh tiếng tầm thường7
ở đời mà không học Đạo thì uổng công mệt xác, ví như đốt hương, tuy người ngửi
được mùi hương nhưng hương đã đốt thành tro tàn rồi! Cái lửa dục hại mình vẫn
còn theo sau đó.
Chương 23: Tham Tiền Chiêu Khổ
Phật
dạy tài sắc đối với người, người không bỏ được thì giống như lưỡi dao có mật,
dù không đủ một bửa ăn ngon, nhưng đứa bé liếm vào thì có cái họa đứt lưỡi.
Chương 24: Bị Vợ Con Trói Buộc Như Đắm
Trong Bùn Lầy
Phật
dạy người bị trói buộc bởi vợ con và nhà cửa thì còn hơn ở lao ngục. Bởi vì lao
ngục còn có ngày phóng thích, còn vợ con thì không có ý niệm xa rời. Tình ái đối
với sắc dục như thế sao không kiêng sợ mà còn đuổi theo!? Tuy có họa sa nơi miệng
cọp, lòng cũng cam chịu. Tự đắm chìm vào bùn nhơ thì gọi là kẻ phàm phu; hiểu
rõ và vượt qua được cửa này là bậc La-hán xuất trần.
Chương 25: Luyến Sắc Mất Đạo
Phật
dạy trong các thứ ái dục, không gì hơn sắc dục. Lòng ham muốn đối với sắc đẹp
thì to lớn không gì hơn. May mà nó chỉ có một. Giả sử có hai cái đồng nhau, thì
khắp thiện hạ này không ai có thể tu Đạo được!
Chương 26: Dục Giảm Thì Đạo Tăng
Phật
dạy ái dục đối với người cũng giống như cầm bó đuốc mà đi ngược gió, tất sẽ có
họa cháy tay. Thiên thần hiến ngọc nữ cho Phật, muốn làm loạn tâm ý của Phật.
Phật dạy: “Những túi da bọc các đồ dơ bẩn
kia, các ngươi đến làm gì? Hãy đi! Ta không cần.” Thiên thần càng thêm kính
trọng, nhân đó hỏi về ý đạo. Phật giải nói xong thì thiên thần liền đắc được quả
Tu-đà-hoàn.
Chương 27: Ngược Dòng8 Theo Tánh
Phật
dạy làm người tu Đạo như khúc gỗ dưới nước, theo dòng nước mà đi, không chạm
vào hai bờ, không bị người vớt lấy, không bị quỷ thần ngăn trở, không bị nước
xoáy làm ngừng lại, cũng không bị mục nát. Ta bảo đảm khúc gỗ ấy quyết định sẽ
vào được biển. Người học Đạo không bị tình dục làm mê hoặc, không bị các thứ tà
ngụy quấy nhiễu, tinh tiến theo Đạo Vô Vi, thì Ta bảo đảm người đó tất sẽ đắc Đạo.
Chương 28: Bỏ9 Ý Xa Sắc
Phật
dạy hãy cẩn thận! Đừng tin ý của các Thầy, vì ý của các Thầy không thể tin được.
Hãy cẩn thận! Đừng gần gũi tiếp xúc sắc đẹp, tiếp xúc sắc đẹp thì tai họa liền
sanh. Khi đắc quả A-la-hán rồi, thì mới có thể tin được ý của các Thầy.
Chương 29: Giữ Chánh Niệm Phòng Nữ Sắc
Phật
dạy hãy cẩn thận! Đừng nhìn nữ sắc cũng đừng nói chuyện với họ. Nếu cần phải
nói chuyện với họ thì hãy chánh tâm nhớ nghĩ rằng: “Ta là bậc Sa-môn, ở trong đời ô trược này phải như hoa sen không bị
bùn lầy làm dơ bẩn.” Hãy tưởng người già như mẹ, người lớn như chị, người
nhỏ như em, và đứa bé như con. Phải nên quán xét cho kĩ càng, thân đó có gì
đâu? Chỉ toàn là mồ hôi phân dơ, chứa đầy thứ bất tịnh, mà sinh tâm độ thoát,
thì mới diệt được cái ý xấu ác.
Chương 30: Hướng Đạo Tránh Dục
Phật
dạy làm người tu Đạo như mặc áo cỏ khô, lửa đến phải tránh. Người tu Đạo thấy dục
tất phải tránh xa.
Chương 31: Lo Lắng Lòng Dâm Nên Đoạn Tâm
Dâm Dục
Phật
dạy có người lo lòng dâm dục không ngừng được nên muốn tự cắt đức âm bộ của
mình. Phật bảo cho rằng: “Nếu cắt bỏ âm bộ
thì đâu bằng đoạn dứt cái tâm dâm dục ấy. Tâm như quan công, quan nếu nghỉ việc
thì các tùy tùng cũng đều nghỉ. Tà tâm chẳng dứt thì cắt âm bộ có ích gì?”
Phật
vì đó mà nói kệ rằng:
“Dục sanh từ ý ông
Ý do tư tưởng sanh
Hai tâm đều vắng lặng
Chẳng sắc cũng chẳng hành”
Phật
nói: “Bài kệ này là do đức Phật Ca Diếp
nói.”
Chương 32: Lìa Ái Hết Lo
Phật
dạy: Người từ ái dục sanh lo buồn, từ lo buồn mà sanh sợ hãi. Nếu lìa được ái dục
ô uế thì còn gì lo buồn, còn gì sợ hãi nữa?
Chương 33: Vững Tâm Đắc Quả
Phật
dạy làm người tu Đạo giống như một người chiến đấu với muôn người, mặc áo giáp
ra cửa thành, có ý khiếp nhược, hoặc nữa đường mà thoái lui, hoặc đánh nhau mà
chết ý nếu không sợ, hoặc đắc thắng mà về. Bậc Sa Môn học Đạo cũng phải nên giữ
vững cái tâm, mạnh mẽ tiến tới, chẳng sợ cảnh trước mặt, đánh tan tất cả chúng
ma mà đắc đạo quả.
Chương 34: Rõ Đạo Lý Trong Bốn Câu Hỏi
Có vị
Sa-môn đêm tụng Kinh Di Giáo của đức Phật Ca Diếp, tiếng nghe buồn thảm, ý nghĩ
hối hận muốn từ bỏ.
Phật
hỏi vị ấy rằng: “Khi xưa lúc còn tại gia,
thầy từng làm việc gì?”
Thưa
rằng: “Con thích gảy đàn cầm.”
Phật
hỏi: “Dây đàn chùng thì như thế nào?”
Thưa
rằng: “Thì không phát ra tiếng được ạ.”
Phật
hỏi: “Dây đàn căng thì như thế nào?”
Thưa
rằng: “Thì tiếng bị đứt đoạn ạ”
Phật
hỏi: “Dây đàn nếu được ở giữa chùng và
căng thì như thế nào?”
Thưa
rằng: “Thì mọi âm điệu đều được phá ra khắp
cả ạ.”
Phật
dạy bậc Sa-môn học Đạo cũng như thế. Tâm nếu đều hòa chừng mực thì Đạo có thể
được vậy. Đối với Đạo nếu vội gấp, vội gấp thì thân mỏi mệt. Thân này nếu mỏi mệt
thì ý sẽ sanh buồn bực. Ý nếu sanh buồn bực thì sự tu hành sẽ thoái lui vậy. Sự
tu hành bị thoái lui thì tội ắt thêm lên vậy. Chỉ có thanh tịnh an lạc thì Đạo
mới không mất vậy.
Chương 35: Bỏ Hết Dơ Bẩn Thì Hạnh Liền
Trong Sạch
Phật
dạy như người rèn sắt loại bỏ chất cặn thành đồ dùng thì đồ dùng được vô cùng tốt
đẹp. Người học Đạo nếu loại bỏ cái cấu nhiễm nơi tâm thì hạnh liền trong sạch vậy.
Chương 36: Đề Ra Cái Khó Để Rõ Biết Mà Tu
Phật
dạy người ra khỏi ác đạo được làm người là khó. Đã được làm người, bỏ thân nữ
được thân nam là khó. Đã được làm người nam mà được sáu căn đầy đủ là khó. Sáu
căn đã đủ mà được sanh ra ở trung tâm đất nước là khó. Được sanh trong trung
tâm đất nước mà gặp đời có Phật là khó. Đã gặp đời có Phật mà gặp người tu đạo
là khó. Đã gặp người tu đạo mà khơi dậy tín tâm là khó. Đã khơi dậy tín tâm mà
phát Tâm Bồ Đề là khó. Đã phát Tâm Bồ Đề mà đạt đến chỗ Vô Tu Vô Chứng là khó.
Chương 37: Thường Giữ Giới Luật Đắc Được Đạo
Quả
Phật
dạy Phật tử xa Ta mấy ngàn dặm mà nghĩ nhớ tới giới luật của Ta thì ắt được Đạo
quả. Còn ở bên trái phải của Ta, tuy thường thấy Ta nhưng không nương theo giới
luật của Ta thì rốt cuộc cũng sẽ không đắc Đạo được.
Chương 38: Biết Mạng Người Trong Hơi Thở
Là Hiểu Đạo
Phật
hỏi vị Sa-môn: “Mạng người tồn tại khoảng
bao lâu?”
Thưa
rằng: “Dạ, trong khoảng một vài ngày.”
Phật
dạy: “Thầy chưa hiểu Đạo.”
Phật
lại hỏi một vị Sa-môn khác: “Mạng người tồn
tại khoảng bao lâu?”
Thưa
rằng: “Dạ, trong khoảng một bửa ăn.”
Phật
dạy: “Thầy chưa hiểu Đạo.”
Phật
lại hỏi một vị Sa-môn khác: “Mạng người tồn
tại khoảng bao lâu?”
Thưa
rằng: “Dạ, trong khoảng hơi thở ra vào.”
Phật
dạy: “Lành Thay! Thầy thật hiểu Đạo!”
Chương 39: Học Phật Tin Kinh
Phật
dạy người học Đạo Phật, đối với lời dạy của Phật phải nên tin thuận. Ví như ăn
mật thì trong ngoài đều ngọt, Kinh pháp của Ta cũng vậy; nếu mọi nghĩa kinh đều
thích thú, thực hành thì đắc Đạo vậy.
Chương 40: Nhổ Gốc Ái Dục Đắc Đạo Thoát Khổ
Phật
dạy bậc Sa-môn hành Đạo nên từ từ nhổ bỏ cái gốc của ái dục, giống như ngắt lấy
chuỗi ngọc đang treo, ngắt lấy từng hạt cũng có lúc hết; những sự dơ bẩn (nơi
tâm) mà hết thì tự đắc Đạo vậy.
Chương 41: Trực Tâm Hành Đạo Mới Thoát Khổ
Phật
dạy phàm người tu đạo như con trâu mang đồ nặng đi trong bùn sâu, mệt mỏi đến
đâu cũng không dám ngoái nhìn phải trái, ra khỏi bùn lầy rồi mới có thể nghỉ
ngơi thư thả. Bậc Sa-môn phải nên quán xét tình dục còn hơn bùn lầy. Trực thẳng
ngay nơi Tâm mà niệm Đạo thì mới có thể thoát khổ vậy.
Chương 42: Xét Các Pháp Rõ Biết Là Huyễn
Hóa
Phật
dạy Ta coi các ngôi vị Vương Hầu như bụi qua kẽ hở; coi các của báu vàng ngọc
như ngói đá; coi áo lụa như giẻ rách; coi thế giới Đại Thiên như một hạt ha;
coi nước ao A-Nậu như dầu thoa chân; coi cửa phương tiện như đống bảo vật hóa
hiện; coi Vô Thượng Thừa như vàng lụa trong mộng; coi Phật Đạo như hoa trước mặt;
coi Thiền Định như cột núi Tu Di; coi Niết Bàn như tỉnh giấc ngủ ngày đêm; coi
những sự phải trái như sáu con rồng múa; coi bình đẳng như chỗ Nhất Chân; coi sự
hưng hóa (của các pháp) như cây bốn mùa.
Phần Ba Lưu Thông
Các
vị Đại Tỳ Kheo nghe chỗ Phật nói, hoan hỉ phụng hành.
-------------------------------------
Vạn Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No.
671
Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương Kinh
Hậu Hán Sa Môn
Ca Diếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan Đồng Dịch
Thanh, Tục Pháp
Thuật
HÁN-VIỆT
Sơ
Tự Phần
Nhĩ thời Thế Tôn, kí thành đạo dĩ, tác
thị tư duy: “Ly dục tịch tĩnh, thị tối vi
thắng.” Trụ đại thiền định, hàng chư ma đạo, đương chuyển pháp luân độ
thoát chúng sanh. Ư Lộc dã uyển trung, chuyển Tứ đế Pháp luân, độ Kiều-trần-như
đẳng ngũ nhân nhi chứng Đạo quả. Phục hữu tỳ-kheo sở thuyết chư nghi, cầu Phật
tiến chỉ. Thế Tôn giáo chiếu, nhất nhất khai ngộ, hiệp chưởng kính nặc, nhi thuận
tôn sắc.
Nhị
Chánh Tông Phần
Nhĩ thời Thế Tôn, vi thuyết chân kinh Tứ
Thập Nhị Chương.
Nhất
Xuất Gia Chứng Quả Chương
Phật ngôn từ thân xuất gia, thức tâm đạt
bổn, giải vô vi pháp, danh viết Sa-môn. Đương hành nhị bách ngũ thập giới, tiến
chỉ thanh tịnh, vi Tứ chân đạo hạnh, thành A-la-hán. A-la-hán giả, năng phi
hành biến hóa, khoáng kiếp thọ mạng, trụ động thiên địa. Thứ vi A-na-hàm.
A-na-hàm giả, thọ chung linh giác1,
thướng thập cửu thiên, chứng A-la-hán. Thứ vi Tư-đà-hàm. Tư-đà-hàm giả, nhất
thướng nhất hoàn, tức đắc A-la-hán. Thứ vi Tu-đà-hoàn. Tu-đà-hoàn giả, thất tử
thất sanh, tiện chứng A-la-hán. Ái dục đoạn giả, như tứ chi đoạn, bất phục dụng
chi.
Nhị
Đạt Lý Sùng Đạo Chương
Phật ngôn xuất gia Sa-môn giả đoạn dục
khứ ái, thức tự tâm nguyên, đạt Phật thâm lý, ngộ vô vi pháp, nội vô sở đắc,
ngoại vô sở cầu, tâm bất hệ đạo, diệc bất kết nghiệp, vô niệm vô tác, phi tu
phi chứng, bất lịch chư vị, nhi tự sùng tối, danh chi vi Đạo.
Tam
Cắt Ái Thủ Túc Chương
Phật
ngôn thế trừ tu phát nhi vi Sa-môn, thọ Đạo pháp giả, khứ thế tư tài, khất cầu
thủ túc, nhật trung nhất thực, thụ hạ nhất túc, thận vật tái hĩ. Sử nhân ngu tế
giả, ái dữ dục dã.
Tứ
Chuyển Ác Thành Thiện Chương
Phật
ngôn chúng sanh dĩ thập sự vi thiện, diệc dĩ thập sự vi ác. Hà đẳng vi thập?
Thân tam, khẩu tứ, ý tam. Thân tam giả: sát, đạo, dâm. Khẩu tứ giả: lưỡng
thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ. Ý tam giả: tật, khuể, si. Như thị thập sự,
bất thuận Thánh Đạo, danh Thập Ác Hạnh. Thị ác nhược chỉ, danh Thập Thiện Hạnh
nhĩ.
Ngũ
Cải Quá Diệt Tội Chương
Phật
ngôn nhân hữu chúng quá, nhi bất tự hối. Đốn tức kỳ tâm, tội lai phó thân, như
thủy quy hải, tiệm thành thâm quảng. Nhược nhân hữu quá, tự giải tri phi, cải
ác hành thiện, tội tự tiêu diệt, như bệnh đắc hãn, tiệm hữu thuyên tổn nhĩ.
Lục
Nhẫn Ác Vô Sân Chương
Phật
ngôn ác nhân văn thiện, cố lai náo loạn giả. Nhữ tự cấm tức, đương vô sân
trách. Bỉ lai ác giả, nhi tự ác chi. Phúc đức chi khí thường tại thử dã.
Thất
Ha Phật Chiêu Họa Chương
Phật
ngôn hữu nhân văn ngô thủ Đạo, hành đại nhân từ, cố trí mạ Phật. Phật mặc bất
đối. Mạ chỉ, vấn viết: “Tử dĩ lễ tùng
nhân, kỳ nhân bất nạp, lễ quy tử hồ?” Đối viết: “Quy hĩ.”
Phật
ngôn: “Kim tử mạ ngã, ngã diệc bất nạp,
tử tự trì họa quy tử thân hĩ, do hưởng ứng thanh, ảnh chi tùy hình, chung vô
miễn ly. Thận vật vi ác.”
Bát
Hại Hiền Diệt Dĩ Chương
Phật
ngôn ác nhân hại hiền giả, do ngưỡng thiên nhi thóa, thóa2 bất chí thiên, hoàn tùng kỷ đọa. Nghịch phong
dương trần, trần bất chí bỉ, hoàn bộn kỉ thân. Hiền bất khả hủy, họa tất diệt
kỉ.
Cửu
Thủ Chí Hội Đạo Chương
Phật
ngôn bác văn ái Đạo, Đạo tất nan hội. Thủ chí phụng Đạo, kì Đạo thậm đại.
Thập
Trợ Thí Đắc Phúc Chương
Phật
ngôn: “Đổ nhân thí đạo, trợ chi hoan hỷ,
đắc phước thậm đại.”
Sa-môn
vấn viết: “Thử phước tận hồ?”
Phật
ngôn: “Thí như nhất cự chi hỏa, sổ thiên
bách nhân các dĩ cự lai, phân thủ hỏa khứ thục thực trừ minh, thử cự như cố.
Phước diệc như chi.”
Thập
Nhất Cử Điền Giác Thắng Chương
Phật
ngôn phạn ác3 nhân bá,
bất như phạn nhất thiện nhân. Phạn thiện nhân thiên, bất như phạn nhất trì ngũ
giới giả. Phạn ngũ giới giả vạn, bất như phạn nhất Tu-đà-hoàn. Phạn bách vạn
Tu-đà-hoàn, bất như phạn nhất Tư-đà-hàm. Phạn thiên vạn Tư-đà-hàm, bất như phạn
nhất A-na-hàm. Phạn nhất ức A-na-hàm, bất như phạn nhất A-la-hán. Phạn thập ức
A-la-hán, bất như phạn nhất Bích-chi Phật. Phạn bá ức Bích-chi Phật, bất như
phạn nhất Tam thế chư Phật. Phạn thiên ức tam thế chư Phật, bất như phạn nhất vô
niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng chi giả.
Thập
Nhị Tôn Thân Hiển Hiếu Chương
Phật ngôn phàm nhân sự thiên địa quỷ thần, bất như
hiếu kì nhị thân, nhị thân tối thần dã.
Thập
Tam Tường Nan Miễn Hành Chương
Phật ngôn nhân hữu nhị thập nan:
1. Bần cùng bố thí nan
2. Hào quý học đạo nan
3. Khí mạng tất tử nan
4. Đắc đổ Phật kinh nan
5. Sanh trị Phật thế nan
6. Nhẫn sắc li dục nan
7. Kiến hảo bất cầu nan
8. Hữu thế bất lâm nan
1. Bần cùng bố thí nan
2. Hào quý học đạo nan
3. Khí mạng tất tử nan
4. Đắc đổ Phật kinh nan
5. Sanh trị Phật thế nan
6. Nhẫn sắc li dục nan
7. Kiến hảo bất cầu nan
8. Hữu thế bất lâm nan
9. Bị nhục bất sân nan
10. Xúc sự vô tâm nan
11. Quảng học bác cứu nan
12. Trừ diệt ngã mạn nan
13. Bất khinh vị học nan
14. Tâm hành bình đẳng nan
15. Bất thuyết thị phi nan
16. Hội thiện tri thức nan
17. Kiến Tánh học đạo nan
18. Tùy hóa độ nhân nan
19. Đối cảnh bất động nan
20. Thiện giải phương tiện nan
10. Xúc sự vô tâm nan
11. Quảng học bác cứu nan
12. Trừ diệt ngã mạn nan
13. Bất khinh vị học nan
14. Tâm hành bình đẳng nan
15. Bất thuyết thị phi nan
16. Hội thiện tri thức nan
17. Kiến Tánh học đạo nan
18. Tùy hóa độ nhân nan
19. Đối cảnh bất động nan
20. Thiện giải phương tiện nan
Thập Tứ Thủ Đạo Tịnh Mạng Chương
Sa-môn
vấn Phật: “Dĩ hà nhân duyên, đắc tri túc
mạng, hội kỳ chí Đạo?”
Phật
ngôn: “Tịnh tâm, thủ chí, khả hội chí
Đạo. Thí như ma kính, cấu khứ minh tồn. Đoạn dục vô cầu, đương đắc túc mạng.”
Thập Ngũ Hành Thiện Chí Đại Chương
Sa-môn
vấn Phật: “Hà giả vi thiện? Hà giả tối
đại?”
Phật
ngôn: “Hành đạo thủ chân giả thiện. Chí
dữ Đạo hiệp giả đại.”
Thập Lục Nhẫn Lực Tâm Minh Chương
Sa-môn
vấn Phật: “Hà giả đa lực? Hà giả tối
minh?” Phật ngôn: “Nhẫn nhục đa lực,
bất hoài ác cố, kiêm gia an kiện4.
Nhẫn giả vô ác, tất vi nhân tôn. Tâm cấu diệt tận, tịnh5 vô hà uế, thị vi tối minh, Vị hữu thiên địa đải ư
kim nhật, thập phương sở hữu, vô hữu bất kiến, vô hữu bất tri, vô hữu bất văn,
đắc Nhất thiết trí, khả vị minh hĩ.”
Thập
Thất Trừng Trọc Kiến Đạo Chương
Phật
ngôn nhân hoài ái dục, bất kiến Đạo giả. Thí như trừng thuỷ, trí thủ giảo6 chi, chúng nhân cộng
lâm, vô hữu đổ kì ảnh giả. Nhân dĩ ái dục giao thác, tâm trung trọc hưng, cố
bất kiến Đạo. Nhữ đẳng Sa-môn đương xả ái dục. Ái dục cấu tận, đạo khả kiến hĩ.
Thập
Bát Diệt Ám Tồn Minh Chương
Phật
ngôn phù kiến Đạo giả, thí như trì cự, nhập minh thất trung, Kì minh tức diệt,
nhi minh độc tồn. Học Đạo kiến Đế, Vô minh tức diệt, nhi Minh thường tồn hĩ.
Thập
Cửu Vô Tương Hội Chân Chương
Phật
ngôn ngô Pháp niệm vô niệm niệm, hành vô hành hạnh, ngôn vô ngôn ngôn, tu vô tu
tu. Hội giả cận nhĩ, mê giã viễn hồ. Ngôn ngữ đạo đoạn, phi vật sở câu. Sai chi
hào li, thất chi tu du.
Nhị
Thập Quán Giác Đắc Đạo Chương
Phật
ngôn quán thiên địa, niệm phi thường; quán thế giới, niệm phi thường; quán linh
giác, tức Bồ-đề. Như thị tri thức, đắc Đạo tật hĩ.
Nhị
Thập Nhất Thôi Ngã Thành Không Chương
Phật
ngôn đương niệm thân trung tứ đại, các tự hữu danh, đô vô ngã giả. Ngã kí đô
vô, kì như huyễn nhĩ.
Nhị Thập Nhị Cầu Danh Nguy Thân
Chương
Phật
ngôn nhân tùy tình dục, cầu ư thanh danh. Thanh danh hiển trước, thân dĩ cố hĩ!
Tham thế thường danh7,
nhi bất học đạo, uổng công lao hình. Thí như thiêu hương, tuy nhân văn hương,
hương chi tận hĩ. Nguy thân chi hỏa nhi tại kì hậu.
Nhị
Thập Tam Tham Tài Chiêu Khổ Chương
Phật
ngôn tài sắc ư nhân, nhân chi bất xả, thí như đao nhận hữu mật, bất túc nhất
xan chi mỹ. Tiểu nhi thỉ chi, tắc hữu cát thiệt chi hoạn.
Nhị
Thập Tứ Hệ Thê Nịch Nê Chương
Phật
ngôn nhân hệ ư thê tử xá trạch, thậm ư lao ngục. Lao ngục hữu tán thích chi kì,
thê tử vô viễn li chi niệm. Tình ái ư sắc, khởi đạn khu trì? Tuy hữu hổ khẩu
chi hoạn, tất tồn cam phục, đầu nê tự nịch, cố viết phàm phu. Thấu đắc thử môn,
xuất trần La-hán.
Nhị
Thập Ngũ Luyến Sắc Vong Đạo Chương
Phật
ngôn ái dục mạc thậm ư sắc. Sắc chi vi dục, kì đại vô ngoại. Lại hữu nhất hĩ.
Nhược sử nhị đồng, phổ thiên chi nhân, vô năng vi đạo giả hĩ.
Nhị
Thập Lục Dục Tổn Đạo Ích Chương
Phật
ngôn ái dục chi nhân, do như chấp cự nghịch phong nhi hành. Tất hữu thiêu thủ
chi hoạn. Thiên thần hiến ngọc nữ ư Phật, dục hoại Phật ý. Phật ngôn: “Cách nang chúng uế, nhĩ lai hà vi? Khứ! Ngô
bất dụng!” Thiên thần dũ kính, nhân vấn đạo ý. Phật vị giải thuyết, tức đắc
Tu-đà-hoàn quả.
Nhị
Thập Thất Nghịch Lưu8 Thuận Tính Chương
Phật
ngôn phù vi đạo giả, do mộc tại thủy, tầm lưu nhi hành. Bất xúc lưỡng ngạn, bất
vi nhân thủ, bất vi quỉ thần sở già, bất vi hồi lưu sở trụ, diệc bất hủ bại.
Ngô bảo thử mộc quyết định nhập hải. Học đạo chi nhân, bất vi tình dục sở hoặc,
bất vi chúng tà sở nhiễu, tinh tấn vô vi. Ngô bảo thử nhân tất đắc đạo hĩ.
Nhị
Thập Bát Sơ9 Ý Viễn Sắc Chương
Phật
ngôn thận vật tín nhữ ý, nhữ ý bất khả tín. Thận vật dữ sắc hội, sắc hội tức
họa sanh. Đắc A-la-hán dĩ, nãi khả tín nhữ ý.
Nhị
Thập Cửu Chánh Niệm Đãi Nữ Chương
Phật
ngônt hận vật thị nữ sắc, diệc mạc cộng ngôn ngữ. Nhược dữ ngữ giả, chánh tâm
tư niệm: Ngã vi Sa-môn, xử ư trọc thế, đương như liên hoa, bất vi nê ô. Tưởng
kì lão giả như mẫu, trưởng giả như tỷ, thiếu giả như muội, trĩ giả như tử. Ưng
đương đế quán, bỉ thân hà hữu, duy lộ uế ác, thịnh chư bất tịnh, sanh độ thoát
tâm, tức diệt ác niệm.
Tam
Thập Thú Đạo Tị Dục Chương
Phật ngôn phù vi Đạo giả, như bị càn
thảo, hỏa lai tu tị. Đạo nhân kiến dục, tất đương viễn chi.
Tam Thập Nhất Hoạn Dâm Đoạn Tâm Chương
Hữu
nhân hoạn dâm bất chỉ, dục tự trừ âm. Phật vị chi viết: “Nhược đoạn kỳ âm, bất như đoạn tâm. Tâm như công tào. Công tào nhược
chỉ, tùng giả đô tức. Tà tâm bất chỉ, đoạn âm hà ích?”
Phật vị thuyết kệ:
“Dục sanh ư nhữ ý
Ý dĩ tư tưởng sanh
Nhị tâm các tịch tĩnh
Phi sắc diệc phi hành.”
“Dục sanh ư nhữ ý
Ý dĩ tư tưởng sanh
Nhị tâm các tịch tĩnh
Phi sắc diệc phi hành.”
Phật
ngôn: “Thử kệ thị Ca-diếp Phật thuyết.”
Tam Thập Nhị Ly Ái Tuyệt Ưu Chương
Phật
ngôn nhân tùng ái dục sanh ưu, tùng ưu sanh bố. Nhược ly ư ái, hà ưu, hà bố?
Tam Thập Tam Kiên Tâm Đắc Quả Chương
Phật
ngôn phù vi đạo giả, thí như nhất nhân dữ vạn nhân chiến, quải khải xuất môn, ý
hoặc khiếp nhược, hoặc bán lộ nhi thối, hoặc cách đấu nhi tử, ý nhược vô cụ,
hoặc đắc thắng nhi hoàn. Sa-môn học đạo, ưng đương kiên trì kì tâm, tinh tấn
dũng nhuệ, bất úy tiền cảnh, phá diệt chúng ma, nhi đắc đạo quả.
Tam Thập Tứ Xứ Trung Chứng Lý Chương
Hữu sa-môn dạ tụng Ca-diếp Phật Di
giáo kinh. Kì thanh bi khẩn, tư hối dục thối.
Phật vấn chi viết: “Nhữ tích tại gia, tằng vi hà nghiệp?”
Đối viết: “Ái đàn cầm.”
Phật ngôn: “Huyền hoãn như hà?”
Đối viết: “Bất minh hĩ.”
“Huyền cấp như hà?”
Đối viết: “Thanh tuyệt hĩ.”
“Cấp hoãn đắc trung như hà?”
Đối viết: “Chư âm phổ điệu.”
Phật ngôn: “Huyền hoãn như hà?”
Đối viết: “Bất minh hĩ.”
“Huyền cấp như hà?”
Đối viết: “Thanh tuyệt hĩ.”
“Cấp hoãn đắc trung như hà?”
Đối viết: “Chư âm phổ điệu.”
Phật ngôn Sa-môn học Đạo diệc nhiên. Tâm nhược điều thích, đạo khả đắc hĩ. Ư đạo nhược bạo, bạo tức thân bì. Kì thân nhược bì, ý tức sanh não. Ý nhược sanh não, hành tức thối hĩ. Kì hành kí thối, tội tất gia hĩ. Đản thanh tịnh an lạc, đạo bất thất hĩ.
Tam Thập Ngũ Khứ Cấu Thành Hạnh
Chương
Phật
ngôn như nhân đoán thiết, khử tể thành khí, khí tức tinh hảo. Học đạo chi nhân,
khử tâm cấu nhiễm, hạnh tức thanh tịnh hĩ.
Tam Thập Lục Cử Thắng Hiển Chuẩn
Chương
Phật ngôn nhân li ác đạo, đắc vi
nhân nan. Kí đắc vi nhân, khứ nữ tức nam nan. Kí đắc vi nam, lục căn hoàn cụ
nan. Lục căn kí cụ, sanh trung quốc nan. Kí sanh trung quốc, trị Phật thế nan. Kí
trị Phật thế, ngộ Đạo giả nan. Kí đắc ngộ Đạo, hưng tín tâm nan. Kí hưng tín
tâm, phát Bồ-đề tâm nan. Kí phát Bồ-đề tâm, vô tu vô chứng nan.
Tam Thập Thất Ức Giới Đắc Quả Chương
Phật
ngôn Phật tử ly ngô sổ thiên lí, ức niệm ngô giới, tất đắc đạo quả. Tại ngô tả
hữu, tuy thường kiến ngô, bất thuận ngô giới, chung bất đắc đạo.
Tam Thập Bát Tri Mệnh Liễu Đạo
Chương
Phật vấn Sa-môn: “Nhân mạng tại kỉ gian?”
Đối viết: “Sổ nhật gian.”
Phật ngôn: “Tử vị tri đạo.”
Phục vấn nhất Sa-môn: “Nhân mạng tại kỉ gian?”
Đối viết: “Phạn thực gian.”
Phật ngôn: “Tử vị tri đạo.”
Phục vấn nhất Sa-môn: “Nhân mạng tại kỉ gian?”
Đối viết: “Tại hô hấp gian.”
Phật ngôn: “Thiện tai! Tử tri đạo hĩ.”
Phục vấn nhất Sa-môn: “Nhân mạng tại kỉ gian?”
Đối viết: “Phạn thực gian.”
Phật ngôn: “Tử vị tri đạo.”
Phục vấn nhất Sa-môn: “Nhân mạng tại kỉ gian?”
Đối viết: “Tại hô hấp gian.”
Phật ngôn: “Thiện tai! Tử tri đạo hĩ.”
Tam Thập Cửu Học Phật Tín Kinh
Chương
Phật
ngôn học Phật đạo giả, Phật sở ngôn thuyết, giai ưng tín thuận. Thí như thực
mật, trung biên giai điềm. Ngô kinh diệc nhĩ. Kì nghĩa giai khoái, hành giả đắc
đạo hĩ.
Tứ Thập Tận Ác Viên Giác Chương
Phật
ngôn Sa-môn hành đạo, ứng tiệm bạt khứ ái dục chi căn, thí như trích huyền châu
giả nhất nhất trích chi, hội hữu tận thì, ác tận tự đắc Đạo dã.
Tứ Thập Nhất Xuất Dục Miễn Khổ
Chương
Phật
ngôn phù vi đạo giả, như ngưu phụ trọng, hành thâm nê trung. Bì cực, bất cảm tả
hữu cố thị. Xuất li ứ nê, nãi khả tô tức. Sa-môn đương quán tình dục thậm ư ứ
nê, trực tâm niệm đạo, khả miễn khổ hĩ.
Tứ Thập Nhị Thị Pháp Liễu Huyễn
Chương
Phật
ngôn ngô thị vương hầu chi vị như quá khích trần; thị kim ngọc chi bảo như ngõa
lịch; thị hoàn tố chi phục như tệ bạch; thị đại thiên giới như nhất ha tử; thị
A-nậu trì thủy như đồ túc du. Thị phương tiện môn như hóa bảo tụ; thị Vô Thượng
Thừa như mộng kim bạch; thị Phật Đạo như nhãn tiền hoa; thị thiền định như
Tu-di trụ; thị Niết-bàn như trú tịch ngụ; thị đảo chánh như lục long vũ; thị
bình đẳng như Nhất Chân địa; thị hưng hóa như tứ thời mộc.
Tam Lưu Thông Phần
Chư
Đại Tỳ Kheo văn Phật sở thuyết, hoan hỉ phụng hành.
-----------------
卍新纂大日本續藏經 Vol. 37, No.
671
佛說四十二章經
後漢 沙門迦葉摩騰竺法蘭 同譯
清 續法述
HÁN
初序分
爾時世尊。既成道已。作是思惟。離欲寂靜是最為勝。住大禪定。降諸魔道。當轉法輪度脫眾生。於鹿野苑中。轉四諦法輪。度憍陳如等五人而證道果。復有比丘所說諸疑。求佛進止。世尊教詔。一一開悟。合掌敬諾而順尊勅。
二正宗分
爾時世尊。為說真經四十二章。
一出家證果章
佛言。辭親出家。識心達本。解無為法。名曰沙門。當行二百五十戒進止清淨。為四真道行。成阿羅漢。阿羅漢者。能飛行變化。曠劫壽命。住動天地。次為阿那含。阿那含者。壽終靈覺1。上十九天。證阿羅漢。次為斯陀含。斯陀含者。一上一還。即得阿羅漢。次為須陀洹。須陀洹者。七死七生。便證阿羅漢。愛欲斷者。如四肢斷不復用之。
二達理崇道章
佛言。出家沙門者斷欲去愛。識自心源。達佛深理。悟無為法。內無所得。外無所求。心不繫道。亦不結業。無念無作。非修非證。不歷諸位而自崇最。名之為道。
三割愛取足章
佛言。剃除鬚髮而為沙門。受道法者。去世資財。乞求取足。日中一食。樹下一宿慎勿再矣。使人愚蔽者。愛與欲也。
四轉惡成善章
佛言。眾生以十事為善。亦以十事為惡。何等為十。身三口四意三。身三者。殺盜婬。口四者。兩舌惡口妄言綺語。意三者。嫉恚癡。如是十事。不順聖道。名為惡行。是惡若止名十善行耳。
五改過滅罪章
佛言。人有眾過而不自悔。頓息其心。罪來赴身。如水歸海。漸成深廣。若人有過。自解知非。改惡行善。罪自消滅。如病得汗漸有痊損耳。
六忍惡無瞋章
佛言。惡人聞善故來撓亂者。汝自禁息。當無嗔責。彼來惡者而自惡之。福德之氣常在此也。
七呵佛招禍章
佛言。有人聞吾守道。行大仁慈。故致罵佛。佛默不對罵止。問曰。子以禮從人。其人不納。禮歸子乎。對曰歸矣。佛言。今子罵我。我亦不納。子自持禍。歸子身矣。猶響應聲。影之隨形。終無免離。慎勿為惡。
八害賢滅已章
佛言。惡人害賢者。猶仰天而唾。唾2不污天還從己墮。逆風颺塵。塵不至彼還坌己身。賢不可毀。禍必滅己。
九守志會道章
佛言。愽聞愛道。道必難會。守志奉道。其道甚大。
十助施得福章
佛言。覩人施道。助之歡喜。得福甚大。
沙門問曰。此福盡乎。佛言。譬如一炬之火數千百人各以炬來。分取火去熟食除
冥。此炬如故。福亦如之。
十一舉田較勝章
佛言。飯惡3人百不如飯一善人。飯善人千不如飯一持五戒者。飯持五戒者萬不如飯一須陀洹。飯百萬須陀洹不如飯一斯陀含。飯千萬斯陀含不如飯一阿那含。飯一億阿那含不如飯一阿羅漢。飯十億阿羅漢不如飯一辟支佛。飯百億辟支佛不如飯一三世諸佛。飯千億三世諸佛不如飯一無念無住無修無證之者。
十二尊親顯孝章
佛言。凡人事天地鬼神。不如孝其二親。二親最神也。
十三詳難勉行章
佛言。人有二十難。貧窮布施難。豪貴學道難。棄命必死難。得覩佛經難。生值佛世難。忍色離欲難。見好不求難。有勢不臨難。被辱不瞋難。觸事無心難。廣學博究難。不輕未學難。除滅我慢難。心行平等難。不說是非難。會善知識難。見性學道難。隨化度人難。對境不動難。善解方便難。
十四守導淨命章
沙門問佛。以何因緣得知宿命。會其至道。佛言。淨心守志可會至道。譬如磨鏡。垢去明存。斷欲無求。當得宿命。
十五行善志大章
沙門問佛。何者為善。何者最大。佛言。行道守真者善。志與道合者大。
十六忍力心明章
沙門問佛。何者多力。何者最明。佛言。忍辱多力。不懷惡故。兼加安健4。忍者無惡。必為人尊。心垢滅盡淨5無瑕穢。是為最明。未有天地逮於今日十方所有。無有不見無有不無有不聞。得一切智。可謂明矣。
十七澄濁見道章
佛言。人懷愛欲不見道者。譬如澄水致手攪6之。眾人共臨。無有覩其影者。人以愛欲交錯。心中濁興。故不見道。汝等沙門。當捨愛欲。愛欲垢盡。道可見矣。
十八滅暗存明章
佛言。夫見道者。譬如持炬入冥室中。其冥即滅而明獨存。學道見諦。無明即滅而明常存矣。
十九無相會真章
佛言。吾法念無念念。行無行行。言無言言。修無修修。會者近爾。迷者遠乎。言語道斷。非物所拘。差之毫釐。失之須臾。
二十觀覺得道章
佛言。觀天地念非常。觀世界念非常。觀靈覺即菩提。如是知識。得道疾矣。
二十一推我成空章
佛言。當念身中四大。各自有名都無我者。我既都無。其如幻耳。
二十二求名危身章
佛言。人隨情欲。求於聲名。聲名顯著。身已故矣。貪世常名7而不學道。枉功勞形。譬如燒香。雖人聞香。香之燼矣。危身之火而在其後。
二十三貪財招苦章
佛言。財色於人。人之不捨。譬如刀刃有蜜。不足一餐之美。小兒舐之則有割舌之患。
二十四繫妻溺泥章
佛言。人繫於妻子舍宅。甚於牢獄。牢獄有散釋之期。妻子無遠離之念。情愛於色。豈憚驅馳。雖有虎口之患。心存甘伏。投泥自溺。故曰凡夫。透得此門出塵羅漢。
二十五戀色亡道章
佛言。愛欲莫甚於色。色之為欲。其大無外。賴有一矣。若使二同。普天之人無能為道者矣。
二十六欲損道益章
佛言。愛欲之人猶如執炬。逆風而行。必有燒手之患。天神獻玉女於佛。欲壞佛意。佛言。革囊眾穢。爾來何為。去吾不用。天神愈敬。因問道意。佛為解說。即得須陀洹果。
佛言。夫為道者。猶木在水尋流而行。不觸兩岸。不為人取。不為鬼神所遮。不為洄流所住。亦不腐敗。吾保此木。決定入海。學道之人。不為情欲所惑。不為眾邪所嬈。精進無為。吾保此人必得道矣。
佛言。慎勿信汝意。汝意不可信。慎勿與色會。色會即禍生。得阿羅漢已。乃可信汝意。
二十九正念待女章
佛言。慎勿視女色。亦莫共言語。若與語者。正心思念。我為沙門。處於濁世。當如蓮華。不為泥污。想其老者如母。長者如姊。少者如妹。稚者如子。應當諦觀。彼身何有。惟露穢惡盛諸不淨。生度脫心。息滅惡念。
三十趣道避欲章
佛言。夫為道者。如被乾草。火來須避。道人見欲。必當遠之。
三十一患婬斷心章
佛言。有人患婬不止。欲自除陰。佛謂之曰。若使斷陰。不如斷心。心如功曹。功曹若止從者都息。邪心不止斷陰何益。佛為說偈。欲生於汝意。意以思想生。二心各寂靜。非色亦非行。佛言。此偈是迦葉佛說。
三十二離愛絕憂章
佛言。人從愛欲生憂。從憂生怖。若離於愛。何憂何怖。
三十三堅心得果章
佛言。夫為道者。譬如一人與萬人戰。挂鎧出門意或怯弱。或半路而退。或格鬪而死。意若無懼。或得勝而還。沙門學道。應當堅持其心。精進勇銳。不畏前境。破滅眾魔而得道果。
三十四處中證理章
沙門夜誦迦葉佛遺教經。其聲悲緊。思悔欲退。佛問之曰。汝昔在家。曾為何業。對曰愛彈琴。佛言。絃緩如何。對曰不鳴矣。絃急如何。對曰聲絕矣。急緩得中如何。對曰諸音普調。佛言。沙門學道亦然。心若調適。道可得矣。於道若暴。暴即身疲。其身若疲。意即生惱。意若生惱。行即退矣。其行既退。罪必加矣。但清淨安樂道不失矣。
三十五去垢成行章
佛言。如人鍛鐵。去滓成器。器即精好。學道之人。去心垢染。行即清淨矣。
三十六舉勝顯准章
佛言。人離惡道得為人難。既得為人去女即男難。既得為男六根完具難。六根既具生中國難。既生中國值佛世難。既值佛世遇道者難。既得遇道興信心難。既興信心發菩提心難。既發菩提心無修無證難。
三十七憶戒得果章
佛言。佛子離吾數千里。憶念吾戒。必得道果。在吾左右。雖常見吾。不順吾戒。終不得道。
三十八知命了道章
佛問沙門。人命在幾間。對曰數日間。佛言子未知道。復問一沙門。人命在幾間。對曰飯食間。佛言子未知道。復問一沙門。人命在幾間。對曰呼吸間。佛言善哉。子知道矣。
三十九學佛信經章
佛言。學佛道者。佛所言說皆應信順。譬如食蜜。中邊皆甜。吾經亦爾。其義皆快。行者得道矣。
四十盡惡圓覺章
佛言。沙門行道。應漸拔去愛欲之根。譬如摘懸珠者一一摘之。會有盡時。惡盡自得道也。
四十一出欲免苦章
佛言。夫為道者。如牛負重行深泥中。疲極不敢左右顧視。出離淤泥乃可蘇息。沙門當觀情欲甚於淤泥。直心念道。可免苦矣。
四十二視法了幻章
佛言。吾視王侯之位如過隙塵。視金玉之寶如瓦礫。視紈素之服如敝帛。視大千世界如一訶子。視阿耨池水如塗足油。視方便門如化寶聚。視無上乘如夢金帛。視佛道如眼前華。視禪定如須彌柱。視涅槃如晝夕寤。視倒正如六龍舞。視平等如一真地。視興化如四時木。
三流通分
諸大比丘聞佛所說。歡喜奉行。
-------------------------------------------
Chú Thích:
1.
Trong Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No. 671 để chữ là 神靈 (Thần Linh). Còn những bản được lưu hành ở Việt Nam xưa nay thì lại
là 靈神 (Linh Thần) rất hợp với ngữ vựng của tiếng Hán. Tuy nhiên dùng chữ
Thần Linh hay Linh Thần có vẽ xa lạ huyền bí với người thời nay. Do vậy mà xin
sửa lại là 覺靈 (Giác Linh) cho gần gủi dễ hiểu và hợp với thời đại. Đối với người
thường sau khi mất thì gọi là 神識 (Thần Thức). Nhưng trong Kinh nói về bậc A-na-hàm khi mạng chung
thì nên để là 覺靈 (Giác Linh) cho hợp lý và hợp lễ.
2.
Trong Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No. 671 để chữ là 哇 (Oa).
Nhưng tra trong từ điển Hán Việt thì nghĩa của chữ ấy không phù hợp với câu văn
trong Kinh, bởi đang nói về việc phung nước miếng lên trời, nước miếng rơi lại
mặt mình. Còn chữ 哇(Oa) nghĩa là
nôn mửa. Tra trong các bản dịch khác được lưu hành ở Việt Nam từ xưa nay thì chữ
đó vốn là chữ 唾 (Thoa), nghĩa là nước miếng, thì rất phù hợp.
Hai chữ nhìn hơi giống nhau, có lẽ do người xưa chép sai nét nên mới thành chữ 哇(Oa). Nay sửa lại
chữ 哇(Oa) thành chữ 唾 (Thoa) cho đúng nghĩa
vậy.
3.
Trong Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No. 671 để chữ là 凡 (Phàm). Nhưng chữ “phàm” đối với chữ “thiện”
trong câu kinh đó không đúng nghĩa mà phải là 惡 (Ác). Tra
trong các bản dịch khác được lưu hành ở Việt Nam từ xưa nay thì chữ đó vốn là
chữ 惡 (Ác). Vậy nên nay sửa lại chữ 凡 (Phàm) thành
chữ 惡 (Ác) cho đúng nghĩa vậy.
4.
Trong Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No. 671 để chữ là 徤. Nhưng
tra trong từ điền Hán Việt thì không có nghĩa. Lại tìm các bản dịch thường được
lưu hành ở Việt Nam thì thấy ghi là 健 (Kiện).
Chữ này có ý nghĩa nên đã sửa lại chữ này trong bài cho đúng nghĩa vậy. Hai chữ
rất giống nhau đặc biệt là khi chữ nhỏ, có lẽ do người xưa chép sai nét mới
không có nghĩa, kỳ thật là chữ 健 (Kiện)
đó vậy.
5.
Trong Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No. 671 để chữ là 汙 (Ô). Nhưng chữ 汙 (Ô) không phù hợp với câu Kinh. Còn các bản lưu hành ở Việt Nam có
ghi là chữ 淨
(Tịnh). Chữ 淨 (Tịnh) có ý nghĩa hơn là 汙 (Ô), nên sửa lại chữ này trong bài cho
đúng nghĩa vậy. Hai chữ rất giống nhau đặc biệt là khi chữ nhỏ, có lẽ do người
xưa chép sai nét nên chữ 淨
(Tịnh) mà chép thành chữ 汙 (Ô).
6.
Trong Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No. 671 để chữ là 攬 (Lãm).
Nhưng chữ 攬 (Lãm)
không làm rõ lời Kinh. Còn các bản lưu hành ở Việt Nam ghi là 攪 (Giảo). Chữ 攪 (Giảo)
làm rõ câu Kinh hơn là chữ 攬 (Lãm),
nên sửa lại chữ này trong bài cho đúng nghĩa vậy. Hai chữ rất giống nhau đặc biệt
là khi chữ nhỏ, có lẽ do người xưa chép sai nét nên chữ 攪 (Giảo)
mà chép thành chữ 攬 (Lãm).
7.
Trong Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No. 671 ghi là 名常 (Danh Thường). Còn trong các bản lưu hành ở Việt Nam ghi đúng với
ngữ vựng tiếng Hán là 常名 (Thường Danh), nên sửa lại là “Thường Danh” cho đúng vậy.
8.
Trong Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No. 671 để chữ là 觜 (Tuy, tủy). Tuy là ngôi sao, Tủy là mỏ
chim. Nhưng nguyên câu “Nghịch Tuy Thuận
Tính” thì chữ “Tuy” không có nghĩa. Có lẽ người xưa chép sai như những chữ
đã lược kê ở trên chăng? Vì đây là đề chương nên không tìm thấy trong các bản dịch
lưu hành ở Việt Nam. Nếu đổi chữ 觜
(Tuy) thành chữ 流
(Lưu) thì nghe thông suốt hơn: “Nghịch
Lưu Thuận Tính” (Ngược Dòng Theo Tánh). Do vậy, xin mạo muội tạm dùng chữ 流 (Lưu) để thay thế chữ 觜 (Tuy) cho tiện bề học hiểu. Kính mong các
bậc học giả gần xa, tinh thông nghĩa lý, góp ý thêm cho vậy.
9.
Trong Vạn
Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh Vol. 37, No. 671 để chữ là 疎 (Sơ). Tục dùng chữ 疎 (Sơ).
Còn chữ gốc vốn là 疏 (Sơ). Nên sửa lại chữ này cho Kinh văn được
hoàn thiện, không dùng chữ Tục dùng.
-----------------------------
Tài Liệu Tham Khảo
1.
Bản
chữ Hán được lấy và dịch từ Vạn Tân Toản Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh, Sách Thứ
37, Số 671, Thanh, Tục Pháp Thuật ở trang Trung Hoa Điện Tử Phật Điển Hiệp Hội
(CBETA). http://tripitaka.cbeta.org/X37n0671
2.
Bản
chữ Hán của trang http://book.bfnn.org/books/0057.htm
3.
Hán
Việt Từ Điển: http://hanviet.org/
4.
Kinh
Bốn Mươi Hai Bài của HT Thích Trí Quang Dịch
5.
Kinh
Bốn Mươi Hai Chương của HT Thích Tâm Châu Dịch
6.
Kinh
Phật Nói Bốn Mươi Hai Chương của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ, Tổng Hội Phật Giáo
Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành
7.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Chúc Phú.Viện
Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam (Vietnamese Buddhist Research Institute). http://vncphathoc.com/phat-hoc/luan-van-tieu-luan/chi-tiet-kinh-tu-thap-nhi-chuong/
8.
Ba Kinh Nhật Tụng, Phật Tử Quảng Minh. http://quangduc.com/images/file/fRBruaTK0AgQAJog/ba-kinh-nhat-tung.pdf
9.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương Có Phải Là Cuốn
Kinh Đầu Tiên Được Dịch Tại Trung Quốc Không? Hạnh Cơ. http://www.tuvienquangduc.com.au/kinhdien-2/338tuthapnhichuong.html
Thiền
Sư Thủ Toại
Hán:
一 拳 拳 倒 黃 鶴 樓.
一 踏 踏 翻 鸚 鵡 洲.
慣 向 高 樓 玉 驟 馬.
曾 於 急 水 打 金 毬
然雖恁麼
Hán-Việt:
Nhất quyền quyền
đảo
Hoàng Hạc Lâu
Nhất đạp đạp
phiênAnh Vũ Châu
Quán hướng cao
lâu ngọc sậu mã
Tằng ư cấp
thủy đả kim cầu
Nhiên tuy nhẫm
ma?
Việt dịch của Chúc Phú:
Một tay xoay đảo Hoàng
Hạc Lâu
Một bước trở
mình Anh Vũ Châu
Quen hướng lầu
cao phi ngựa báu
Nhiều phen nước
xiết đá kim cầu.
Điều đó có ý gì?
No comments:
Post a Comment