Bài Văn Tín Tâm
Đời Tùy, Tam Tổ
Tăng Xán Sáng Tác
Thánh Tri Phỏng
Việt Dịch Lời Nghĩa
(Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010)
Lời Tựa
Tín Tâm Minh hay Bài Văn Tín Tâm được
Tam Tổ Tăng Xán làm vào đời nhà Tùy bên Trung Quốc. Ngài là một vị thiền sư đã Kiến
Tánh Liễu Đạo đương thời được truyền tâm ấn và y bát bởi Nhị Tổ Huệ Khả, và là
thầy của Tứ Tổ Đạo Tín. Đã khiến cho Phật pháp được sáng tỏ cả một gốc trời. Sử
sách còn ghi rằng ngoài truyền y bát và tâm ấn cho Tứ Tổ Đạo Tín, Tổ Tăng Xán
còn ấn chứng cho ngài Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi, vị sư người Ấn Độ sang Trung Quốc tham
học lúc bấy giờ. Sau đó, ngài Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi theo lời Tổ Tăng Xán dạy mà đến
đất phương Nam giáo hóa. Do vậy thiền phái Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi ở Việt Nam từ đó mà
có và từng sáng chói một thời.
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh
Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu
sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán, cũng như mỗi chữ mỗi câu, nói ngược
nói xuôi đều thông suốt lẫn nhau, nên người dịch không thể nào Việt dịch đúng
584 chữ được. Vì vậy mà phải dựa theo ý chỉ để dịch ra lời nghĩa. Nếu dịch như
các bản dịch trước thì khó mà thấu rõ được. Đồng thời người dịch cũng có kèm
theo bản chữ Hán và Hán-Việt đi đôi với nhau cho dễ thấy, dễ đọc, dễ học, và dễ
nghiên cứu. Tuy là dịch lời nghĩa nhưng cũng không phải là việc dễ làm, bởi nếu
không từng nghiên cứu và đi cùng một đường Tâm này thì những lời dạy của Tổ khó
mà lãnh hội được, thì lấy đâu mà dịch cho rõ ràng được! Do vậy, nên phải khép
mình theo khuông phép của cổ đức đi trước như dựa chính vào bài Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải của
Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn (1263 – 1323) ở cuối thời Nam Tống, đầu thời nhà
Nguyên, do cố Hòa Thượng Thích Duy Lực Việt dịch.
Người dịch đã cố gắng hết sức để dịch
nghĩa bài Tín Tâm này cho rõ ràng và khế hợp với ý chỉ Thiền Tông và tinh yếu của
Phật pháp. Tuy nhiên cũng không sao tránh khỏi lỗi lầm sai sót bởi vì còn là
người trong đường mê sinh tử. Còn bài văn này là của người đã hoàn toàn giác ngộ
giải thoát. Há có thể đem tâm thức phàm tình mà suy lường chỗ tình thức không tới
được của Phật, của Tổ ư? Càng suy lường thì càng không tới được. Do vậy câu đầu
tiên Tổ dạy là “Chí Đạo vô nan, duy hiềm giản trạch” [Đạo cùng tột thì không có gì khó, chỉ sợ còn tình thức phân biệt
mà thôi (câu 1)] là vậy.
Đã là người sống trong thế giới tương đối
thì phải thuận theo sự tương đối mà sống và tu cho phù hợp. Người của thời đại
nào, dù đã giác ngộ hay chưa giác ngộ, từ xưa đến nay và mãi tận vị lai cũng phải
thế. Cái thân vật chất vốn thuộc về thế giới tương đối. Lúc xưa thân tứ đại do
nhân duyên hòa hợp mà thành, hiện tại thân tứ đại nương gá nơi các duyên mà duy
trì, và tương lai cũng phải theo nhân duyên biệt ly mà trả về cho tứ đại. Có hội
tụ thì phải có chia lìa, đó là thuận theo sự tương đối đó vậy. Muốn không thuận
theo cũng không thể được!
Vậy thì với sự tu học và hành Phật pháp
của chúng ta trong hiện tại cũng phải tùy thuận nhân duyên nghiệp quả trong tương
đối mà làm. Đối với người đã giác ngộ thì không có việc đem tâm cầu Đạo, bởi Tâm
chính là Đạo, Đạo chính là Tâm vậy, nên Tổ cũng dạy “Tương tâm dụng tâm, khởi phi đại
thác” [đem tâm dụng tâm, há chẳng phải là lầm lớn đó sao? (câu 42)].
Hơn nữa bài văn nói “Ngôn ngữ đạo đoạn, phi khứ lai kim” [đường ngôn ngữ dứt, chẳng
phải là quá khứ, hiện tại, hay vị lai (câu cuối 73)], lại nói “Mẫn
kỳ sở dĩ, bất khả phương tỷ” [Nó bặt hết mọi lý giải, chẳng thể thí dụ
được (câu 51)] thì làm sao và lấy gì để cầu? Lại trong mười phương ba đời không
có chỗ nào là không phải Đạo, Đạo luôn rõ ràng ở ngay trước mắt [Vô tại
bất tại, thập phương mục tiền (câu 65)], đâu do cầu mà được?!
Còn đối với người chưa giác ngộ thì chưa
thể thấy biết được việc ấy, nên cũng chưa thể tin nỏi được việc ấy, nên Tổ nói “Tiểu
kiến hồ nghi chuyển cấp chuyển trì” [Người mê thấy biết nhỏ hẹp nên
sinh tâm nghi ngờ, muốn gấp thì lại càng trễ (câu 32)]. Do vậy nên Tổ mới làm
bài văn Tín Tâm này để khuyến tín kẻ ‘tiểu kiến hồ nghi’ vậy. Cho nên phải buộc lòng đem tâm thành mà
cầu Đạo vậy. Nếu không thì biết đâu mà vào, biết đâu mà xu hướng tới? Phải mượn
Văn Tự Bát Nhã để Quán Chiếu Bát Nhã mà chứng Thật Tướng Bát Nhã vậy (nói thế cũng là miễn cưỡng mà nói bởi Đạo
đã không có chỗ để cầu thì lấy chỗ nào để chứng?). Há chẳng từng nghe trong
quá khứ đức Thế Tôn cũng đã xã bao thân mạng để cầu Đạo và chư Tổ cũng chẳng quảng
ngàn dậm xa xôi mệt nhọc để cầu Pháp đó hay sao? Hơn nữa Tổ cũng dạy “Bất
thức huyền chỉ đồ lao niệm tĩnh” [Nếu chẳng biết cái Tâm Yếu Sâu Xa,
thì uổng công tịnh niệm (câu 6)]. Phải biết đường mà tu, hướng để vào, nếu
không chỉ uổng công lao nhọc tịnh niệm, đi loanh quanh ngoài cửa Đạo mà thôi. Do
vậy đành phải tạm mượn cái tướng và nương nơi sự tương đối để biết mà đi bằng
đường Tâm vào bản Thể Tuyệt Đối vậy.
Ôi! Đạo rộng lớn thênh thang thế ấy mà không
có chỗ vào! Rộng lớn thênh thang thế ấy mà đường tơ chẳng lọt! Tại sao thế? Bởi
vì còn tình thức phân biệt vậy! Cho nên Tổ dạy “Hào ly hữu sai, thiên địa huyền
cách” [Hễ còn mảy may tình thức phân biệt, thì cũng như đất trời xa
cách nhau vậy (câu 3)]. Lại nói “Chấp chi thất độ, tất nhập tà lộ” [Hễ
chấp thì lạc phương hướng, tâm sẽ rời vào đường tà (câu 33)]. Vậy, muốn vào Đạo
này thì phải làm sao? Nói muốn cũng là tạm bàn, chứ kỳ thật móng khởi một cái
tâm muốn thì cũng trệch đường, cách Đạo rồi vậy. Nên bài văn nói“Tài
hữu thị phi, phân nhiên thất tâm” [Vừa có phải quấy lăng xăng, thì lạc
mất bản Tâm (câu 22)]. Tổ đã từ bi phương tiện miễn cưỡng mà chỉ cho những kẻ lầm
mê như mình cách để vào Đạo như sau: Nếu đừng có tâm yêu ghét, thì Tâm này tự
nhiên thông suốt minh bạch (câu 2); nếu muốn Tánh Giác hiện tiền, thì chớ còn
tâm thuận nghịch (câu 4); chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt hết sở kiến hai đầu
thì toàn thể tức chơn (câu 20); muốn hướng tới Đạo Nhất Thừa, thì chớ có chán
ghét lục trần (câu 38); lục trần chẳng ghét, thì cùng về với Chánh Giác (câu 39);
và nếu muốn mau tương ưng, chỉ nói Bất Nhị (câu 61).
Nói cho cùng thì chẳng ngoài việc buông
xuống tình thức phân biệt vậy. Cho nên Tổ nói “Đắc thất thị phi, nhất thời
phóng khước” [Được mất phải trái, phải cùng một lúc buông bỏ hết (câu
46)], bởi vì “Đa ngôn đa lự, chuyển bất tương ưng” [Nói nhiều lo nhiều,
loanh quanh mãi thì càng chẳng tương ưng với Đạo (câu 15)], còn “Bất
kiến tinh thô, ninh hữu thiên đảng” [Nếu không còn thấy có đẹp xấu, thì
đâu có thiên lệch bên nào? (câu 30)], và “Tuyệt ngôn tuyệt lự, vô xứ bất thông”
[Nếu dứt hết nói năng bặt hết lo nghĩ, thì chỗ nào chẳng thông? (câu 16)], bởi
vì “Phóng
chi tự nhiên, thể vô khứ trụ” [Tâm chấp đã buông thì tự nhiên vắng lặng,
bởi bản thể vốn không có đi ở (câu 34)]. Muốn được vậy thì phải “Tu
du phản chiếu, thắng khước tiền không” [Nếu soi chiếu ngược lại, thì
hơn hẳng cảnh Không trước mặt (câu 18)] bởi vì “Quy căn đắc chỉ, tùy chiếu thất
tông” [Trở về cội gốc thì được Ý Chỉ, đuổi theo chiếu soi lại mất bản
Tông (câu 17)]. Do vậy mà nói “Nhất tâm bất sanh, vạn pháp vô cữu. Vô cữu
vô pháp, bất sanh bất tâm” [Nếu một tâm chẳng sanh, thì muôn pháp không
có lỗi (câu 24); Không có lỗi thì không có pháp, pháp chẳng sanh thì tâm ấy tự
tịch (câu 25)]. Tâm ấy tự tịch tức là Bồ Đề, là Đạo, là Niết Bàn đó vậy. Nên Ngộ
Tánh Luận nói: “Tịch diệt là Bồ Đề vì diệt hết các tướng” và Kinh Đại Bát Niết
Bàn cũng nói: “Chư hành vô thường, thị sinh
diệt pháp, sinh diệt diệt dĩ,
tịch diệt vi lạc.”
Nay đã có bản đồ Tín Tâm Minh trong tay,
đã biết chỗ mà thu hướng tới, đã biết đường mà quay về nhà, thì từ nay nương
theo đó mà đi thẳng cho đến tận đầu nguồn, chẳng còn quanh co nhiều lối rẽ chi
cho lao nhọc oan uổng nữa. Vậy hãy cùng nhớ lời Tổ dạy rằng: “Chí Đạo vô nan, duy hiềm giản trạch!”
Thánh Tri Kính Viết
Cuối Thu, 2016
San Antonio, TX, Hoa Kỳ
------------------------------------------------------
Bài Văn Tín Tâm
Đời Tùy, Tam Tổ
Tăng Xán Sáng Tác
Thánh Tri Phỏng
Việt Dịch Lời Nghĩa
(Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010)
Dịch Lời Nghĩa
1.
Đạo
cùng tột thì không có gì khó, chỉ sợ còn tình thức phân biệt mà thôi
2.
Nếu
đừng có tâm yêu ghét, thì Tâm này tự nhiên thông suốt minh bạch
3.
Hễ
còn mảy may tình thức phân biệt, thì cũng như đất trời xa cách nhau vậy
4.
Nếu
muốn Tánh Giác hiện tiền, thì chớ còn tâm thuận nghịch
5.
Nếu
chấp hai bên thuận nghịch, thì đó là tâm bệnh
6.
Nếu
chẳng biết cái Tâm Yếu Sâu Xa, thì uổng công tịnh niệm
7.
Tâm
này tròn đầy như hư không, không thiếu không dư
8.
Do
còn có thủ xã, nên không được NHƯ NHƯ
9.
Đừng
chạy theo cái Có, cũng chớ trụ cái Không
10.
Trọn
một Tâm bình đẳng, thì mọi tình chấp Có Không đều tự dứt sạch
11.
Ngưng
động về tịnh, thì tịnh càng thêm động
12.
Cứ
chấp hai bên động tịnh, thì đâu biết rằng chúng vốn là một thứ
13.
Nếu
một thứ chẳng thông, thì chạy theo hai đầu là uổng công phí sức
14.
Muốn
trừ cái Có lại bị kẹt nơi Có, còn chạy theo Không thì trái với Không
15.
Nói
nhiều lo nhiều, loanh quanh mãi thì càng chẳng tương ưng với Đạo
16.
Nếu
dứt hết nói năng bặt hết lo nghĩ, thì chỗ nào chẳng thông?
17.
Trở
về cội gốc thì được Ý Chỉ, đuổi theo chiếu soi lại mất bản Tông
18.
Nếu
soi chiếu ngược lại, thì hơn hẳng cảnh Không trước mặt
19.
Thấy
cảnh không trước mặt theo duyên đổi thay, đều là do vọng thấy
20.
Chẳng
cần cầu chơn, chỉ cần dứt hết sở kiến hai đầu thì toàn thể tức chơn
21.
Chẳng
trụ chơn chẳng trụ vọng, cẩn thận chớ đuổi theo tìm
22.
Vừa
có phải quấy lăng xăng, thì lạc mất bản Tâm
23.
Hai
do một mà có, một cũng đừng nên giữ
24.
Nếu
một tâm chẳng sanh, thì muôn pháp không có lỗi
25.
Không
có lỗi thì không có pháp, pháp chẳng sanh thì tâm ấy tự tịch
26.
Tâm
năng niệm theo cảnh sở niệm mà diệt, cảnh cũng theo tâm mà mất
27.
Cảnh
do tâm năng niệm mà thành cảnh, tâm do cảnh sở niệm mà thành tâm
28.
Nên
biết hai bên tâm cảnh, vốn là một cái Không
29.
Một
cái Không này đồng với hai tâm cảnh kia, đều bao hàm vạn tượng
30.
Nếu
không còn thấy có đẹp xấu, thì đâu có thiên lệch bên nào?
31.
Bản
thể của Đạo lớn rộng khắp, nên chẳng có sự khó dễ tương đối
32.
Người
mê thấy biết nhỏ hẹp nên sinh tâm nghi ngờ, muốn gấp thì lại càng trễ
33.
Hễ
chấp thì lạc phương hướng, tâm sẽ rời vào đường tà
34.
Tâm
chấp đã buông thì tự nhiên vắng lặng, bởi bản thể vốn không có đi ở.
35.
Thuận
theo Tánh hợp với Đạo, thì an nhàn tự tại không còn phiền não
36.
Buộc
niệm thì trái chơn, hôn trầm thì chẳng tốt
37.
Nếu
không tốt xấu thì chẳng nhọc tinh thần, nên đâu cần trừ bỏ hai bên
38.
Muốn
hướng tới Đạo Nhất Thừa, thì chớ có chán ghét lục trần
39.
Lục
trần chẳng ghét, thì cùng về với Chánh Giác
40.
Người
trí thì vô vi tự tại, kẻ ngu do chấp trước nên tự trói buộc mình
41.
Các
pháp vốn không đồng dị, do tự vọng sanh ái chấp mà thành ra khác biệt
42.
Do
vậy đem tâm dụng tâm, há chẳng phải là lầm lớn đó sao?
43.
Mê
thì sanh tâm chấp trước nơi động tịnh, còn Ngộ thì chẳng có tốt xấu
44.
Tất
cả hai bên đối đãi, đều do tự vọng sanh những suy lường nghĩ tưởng
45.
Việc
mộng huyễn như hoa đốm trên không, thì đâu cần lao nhọc nắm bắt
46.
Được
mất phải trái, phải cùng một lúc buông bỏ hết
47.
Ví
như mắt nếu không ngủ, thì mộng tự dứt
48.
Tâm
nếu chẳng cho là có khác, thì muôn pháp đều Nhất Như
49.
Cái
Nhất Như này thể tánh huyền diệu, cùng tột thì chẳng có các duyên
50.
Vạn
pháp cùng quán, thì tất cả trở về tự nhiên
51.
Nó
bặt hết mọi lý giải, chẳng thể thí dụ được.
52.
Ngưng
động chẳng cho là tịnh, động ngưng cũng chẳng cho là ngưng
53.
Hai
đã chẳng thành, thì một làm sao có?
54.
Chỗ
cứu cánh cùng tột, thì chẳng còn tuân theo một khuông phép nào cả
55.
Khế
hợp với bản Tâm thì tất cả bình đẳng, năng tác sở tác đều dứt sạch
56.
Mọi
cái nghi nơi Tâm đều sạch hết, thì lòng chánh tín được vững ngay
57.
Tất
cả chẳng lưu giữ nơi tâm, thì không thể ghi nhớ
58.
Tâm
rỗng rang tự chiếu soi, thì chẳng nhọc tâm lực
59.
Chỗ
lìa suy nghĩ, thì thức tình khó mà suy lường được
60.
Trong
Chơn Như Pháp Giới, chẳng lập mình chẳng lập người
61.
Nếu
muốn mau tương ưng, chỉ nói Bất Nhị
62.
Chỗ
bất nhị đều đồng, thì không có cái gì mà nó không bao dung
63.
Người
trí trong mười phương, đều vào Tông này
64.
Tông
không có dài ngắn, vì một niệm là muôn năm (muôn năm là một niệm)
65.
Không
có chỗ nào mà không hiện, mười phương ở ngay trước mắt
66.
Bởi
cái cực nhỏ đồng với cái cực lớn, nên quên hết mọi cảnh giới
67.
Vì
cái cực lớn đồng với cái cực nhỏ, nên chẳng thấy có bờ mé
68.
Có
tức là không, không tức là có
69.
Nếu
chẳng như thế, ắt không nên giữ
70.
Một
là tất cả, tất cả là một
71.
Nếu
được như thế, lo gì chẳng xong?
72.
Tin
tự Tâm là bất nhị, tin bất nhị là tự Tâm
73.
Đường
ngôn ngữ dứt, chẳng phải là quá khứ, hiện tại, vị lai
Bài Văn Tín Tâm
Hết
------------------------------------------------
大正新脩大藏經 第48冊 No. 2010
Đại Chánh Tân Tu
Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010
信心銘
Tín Tâm Minh
隋, 僧璨作
Tùy, Tăng Xán
Tác
Hán và Hán-Việt
Chí Đạo vô nan, duy hiềm giản trạch
Đản mạc tăng ái, động nhiên minh bạch
Hào ly hữu sai, thiên địa huyền cách
4.
欲得現前, 莫存順逆
Dục đắc hiện tiền mạc tồn thuận nghịch
Vi thuận tương tranh thị vi tâm bệnh
Bất thức huyền chỉ đồ lao niệm tĩnh
7.
圓同太虛, 無欠無餘
Viên đồng thái hư vô khiếm vô dư
Lương do thủ xả, sở dĩ bất như
Mạc trục huyễn duyên, vật trụ không nhẫn
10.
一種平懷, 泯然自盡
Nhất chủng bình hoài, dẫn nhiên tự tận
Chỉ động quy chỉ, chỉ cánh di động
Duy trệ lương biên, ninh tri nhất chủng
13.
一種不通, 兩處失功
Nhất chủng bất thông, lưỡng xứ thất công
Khiển hữu một hữu, tùng không bối không
Đa ngôn đa lự, chuyển bất tương ưng
16.
絕言絕慮, 無處不通
Tuyệt ngôn tuyệt lự, vô xứ bất thông
Quy căn đắc chỉ, tùy chiếu thất tông
Tu du phản chiếu, thắng khước tiền không
19.
前空轉變, 皆由妄見
Tiền không chuyển biến, giai do vọng kiến
Bất dụng cầu chơn, duy tu tức kiến
Nhị kiến bất tụ, thận mạc truy tầm
22.
纔有是非, 紛然失心
Tài hữu thị phi, phân nhiên thất tâm
Nhị do nhất hữu, nhất diệc mạc thủ
Nhất tâm bất sanh, vạn pháp vô cữu
25.
無咎無法, 不生不心
Vô cữu vô pháp, bất sanh bất tâm
Năng tùy cảnh diệt, cảnh trục năng trầm
Cảnh do năng cảnh, năng do cảnh năng
28.
欲知兩段, 元是一空
Dục tri lưỡng đoạn, nguyên thị nhất không
Nhất không đồng lưỡng, tề hàm vạn tượng
Bất kiến tinh thô, ninh hữu thiên đảng
31.
大道體寬, 無易無難
Đại đạo thể khoan, vô dị vô nan
Tiểu kiến hồ nghi chuyển cấp chuyển trì
Chấp chi thất độ, tất nhập tà lộ
34.
放之自然, 體無去住
Phóng chi tự nhiên, thể vô khứ trụ
Nhậm tánh hợp Đạo, tiêu dao tuyệt não
Hệ niệm quai chơn, hôn trầm bất hảo
Bất hảo lao thần, hà dụng sơ thân
Dục thủ nhất thừa, vật ố lục trần
Lục trần bất ác, hoàn đồng chánh giác
40.
智者無為, 愚人自縛
Trí giả vô vi, ngu nhân tự phược
Pháp vô dị pháp, vọng tự ái trước
Tương tâm dụng tâm, khởi phi đại thác
43.
迷生寂亂, 悟無好惡
Mê sanh tịch loạn, ngộ vô hảo ác
Nhất thiết nhị biên, lương do châm trước
Mộng huyễn hư hoa, hà lao bả tróc
Đắc thất thị phi, nhất thời phóng khước
Nhãn nhược bất miên, chư mộng tự trừ
Tâm nhược bất dị, vạn pháp nhất như
49.
一如體玄, 兀爾忘緣
Nhất như thể huyền, ngột nhĩ vong duyên
Vạn pháp tề quán, quy phục tự nhiên
Mẫn kỳ sở dĩ, bất khả phương tỷ
52.
止動無動, 動止無止
Chỉ động vô động, động chỉ vô chỉ
Lưỡng ký bất thành, nhất hà hữu nhĩ
Cứu cánh cùng cực, bất tồn quỹ tắc
Khế tâm bình đẳng, sở tác câu tức
Hồ nghi tận tịnh, chánh tín điều trực
Nhất thiết bất lưu, vô khả ký ức
Hư minh tự chiếu, bất lao tâm lực
Phi tư lượng xứ, thức tình nan trắc
Chơn như pháp giới, vô tha vô tự
61.
要急相應, 唯言不二
Yếu cấp tương ưng, duy ngôn bất nhị
Bất nhị giai đồng, vô bất bao dung
Thập phương trí giả, giai nhập thử tông
64.
宗非促延, 一念萬年 (萬年一念)
Tông phi xúc diên, nhất niệm vạn niên (vạn niên nhất niệm)
Vô tại bất tại, thập phương mục tiền
Cực tiểu đồng loại, vong tuyệt cảnh giới
67.
極大同小, 不見邊表
Cực đại đồng tiểu, bất kiến biên biểu
Hữu tức thị vô, vô tức thị hữu
Nhược bất như thị, Tâm bất tu thủ
70.
一即一切, 一切即一
Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất
Đản năng như thị, hà lự bất tất
Tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm
73.
言語道斷, 非去來今
Ngôn ngữ đạo đoạn, phi khứ lai kim
Tín Tâm Minh Chi Chung
-----------------------------------------
Chú
Thích
1. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng
chữ Trầm này 沈. Nhưng chữ trầm đó tra trong tự điến Hán Việt thì không có thông
dụng, mà phải là chữ Trầm này 沉. Do vậy người dịch đã đổi lại và dùng theo tự điển Hán Việt cho
thuận tiện.
2. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ghi
là 麁. Nhưng chữ đó tra trong tự điến Hán Việt
thì không có nghĩa. Dò trong các bản dịch khác thì chữ đó nên là chữ 粗 (Thô). Do vậy người dịch đã đổi lại và
dùng cho đúng từ.
3. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng
chữ và ghi là 沈惛 (Trầm
Hôn). Chữ Trầm đó đã nói ở trên rồi
và đã sửa rồi. Còn chữ Hôn đó có
nghĩa là rối loạn hay lo lắng, không hợp với lời sách. Nếu hợp với nghĩa sách
thì nên ghi là Hôn Trầm và dùng hai
chữ này 昏沉. Do
vậy người dịch đã sửa lại cho phù hợp.
4.
Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng
chữ Sơ này 疎. Nhưng chữ sơ đó tra trong tự điến Hán Việt thì không có thông dụng,
mà phải là chữ Sơ này 疏. Do vậy người dịch đã đổi lại và dùng theo tự điển Hán Việt cho
thuận tiện.
5. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng
chữ Tức này 却. Nhưng chữ sơ đó tra trong tự điến Hán Việt là giản thể của chữ Khước 卻, mà
chứ khước thì có ý nghĩa và phù hợp với các bản dịch khác. Do vậy người dịch đã
đổi lại cho thuận tiện dễ hiểu.
6. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng
chữ 啟(Khải). Nhưng chữ khải thì không hợp ý nghĩa của bài văn, lại tra
trong các bản dịch khác thì thấy ghi là chữ 契(Khế).
Chữ Khế phù hợp hơn nên người dịch đã đổi lại cho đúng để dễ hiểu.
7. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng
chữ 然 (Nhiên).
Tuy dùng chữ Nhiên cũng được nhưng không sáng nghĩa bằng dùng chữ 照 (Chiếu). Thật vậy, các bản dịch khác thì dùng chữ Chiếu. Do vậy
người dịch đã sửa lại thành chữ Chiếu cho sáng nghĩa và phù hợp với các bản dịch
khác.
----------------------------------------------------
Tài
Liệu Tham Khảo
1.
Bản
chữ Hán được lấy và dịch từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Sách Thứ 48, Số
2010, Đời Tùy, Tam Tổ Tăng Xán Sáng Tác, ở trang Trung Hoa Điện Tử Phật Điển Hiệp
Hội (CBETA). http://tripitaka.cbeta.org/T48n2010_001
2.
Hán
Việt Từ Điển: http://hanviet.org/
3. Tín
Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải của Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn do HT Thích Duy Lực
Việt Dịch.
4.
Tín
Tâm Minh Giảng Giải của HT Thích Thanh Từ
5.
Tín
Tâm Minh của Trúc Thiên Việt Dịch
6.
Tín
Tâm Minh của Dương Gia Việt Dịch.